Đối với phần này, do có một số nội dung mới đối với SV, GV cần chú trọng rèn luyện cách nhận ra cơ chế theo cơ chất, tác nhân và các giai đoạn của phản ứng. Tập trung vào ứng dụng của nó, để SV dễ dàng nghiên cứu, năm bắt các nội dung này.
Nội dung chính của phần này có thể triển khai như sau:
Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nhóm nguyên tử (hoặc một nguyên tử) trong phân tử được thay thế bằng một nhóm nguyên tử (hoặc một nguyên tử) khác. Thường thường nhóm thứ hai kết hợp ngay vào nguyên tử cacbon trước kia liên kết với nhóm thứ nhất, nhưng trong một số trường hợp có thể sinh ra sản phẩm chuyển vị, trong đó nhóm thứ hai lại không đính vào nguyên tử cacbon nói trên.
Có 3 loại phản ứng thế thường gặp:
+ Thế ái nhân (hay thế Nucleophin): SN
+ Thế ái điện tử (hay thế Electrophin): SE
+ Thế gốc tự do: SR
Ví dụ:
Tổng quát: R – X + Y → R – Y + X
(X: nhóm bị thế; Y: nhóm thế)
Khi tác nhân Y có ái lực với tâm C thiếu điện tử của chất phản ứng thì phản ứng thế gọi là phản ứng thế ái nhân (Nucleophin):
Rδ+ – Xδ- + Y- → R – Y + X-
Trong đó, Y- thường là:
+Các anion Hal-, OH-, RO-, NH2-, RCOO-, CN-,…
+Các Bazơ Lewis: H2O, ROH, NH3, RNH2,…
Phản ứng thế SN chia thành hai loại: SN1, và SN2:
Phản ứng SN1 khi tốc độ phản ứng chỉ phụ thuộc vào chất phản ứng (cơ chất) mà không phụ thuộc vào tác nhân phản ứng (tác chất): 2 giai đoạn
V = k[R-X]1
Phản ứng SN2 khi tốc độ phản ứng phụ thuộc cả cơ chất và tác chất: 1 giai đoạn
V = k[R-X]1[Y-]1
Khi tác nhân Y là gốc tự do: Y* thì phản ứng là thế gốc tự do.
R – X + Y* → R – Y + X*
Khi tác nhân Y có ái lực với tâm C giàu điện tử của chất phản ứng thì phản ứng gọi là thế electrophin:
Ar – H + E+ → Ar – E + H+
Trong đó, E+ thường là:
+Các cation: H+, Hal+, R+, R-C+=O,…
+Các axit Lewis: CO2, SO3,…
Là phản ứng trong đó có sự kết hợp 2 hay nhiều phân tử tạo ra 1 phân tử mới có độ no cao hơn.
Phản ứng cộng thường xảy ra trong các hợp chất có nối đôi hoặc nối ba:
C=C, C=N, C=O, C≡C…
Phản ứng cộng hợp xảy ra có kèm theo sự thay đổi trạng thái lai hóa của nguyên tử cacbon: như sp à sp2, sp2 à sp3, sp à sp3.
Ví dụ:
Phản ứng cộng hợp có 3 kiểu:
*Cộng hợp ái điện tử AE: thường xảy ra ở các cơ chất có nối đôi C=C (không kể vòng benzene) hoặc nối ba C≡C và tác nhân phản ứng nghèo electron (X+, H+).
Phản ứng thường gặp là: hydrat hóa xt axit, hydro hóa với xúc tác Ni, cộng vào hệ liên hợp…
*Cộng hợp ái nhân AN: thường xảy ra ở các cơ chất có nối đôi C=O, C=N và tác nhân phản ứng giàu điện tử (Y-).
Phản ứng thường gặp: hydrat hóa hợp chất cacbonyl, …
*Cộng hợp gốc tự do AR: thường xảy ra ở các cơ chất có nối đôi C=C và tác chất có thể phân li thành gốc tự do.
Phản ứng thường gặp là cộng X2 (halogen) vào nối đôi của benzen khi xúc tác ánh sáng.
Phản ứng tách loại kí hiệu bằng chữ E (Elimination có nghĩa là “sự tách bỏ”) là phản ứng làm cho hai nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi một phân tử mà không có nguyên tử hay nhóm nguyên tử nào thay thế vào. Quá trình tách loại sẽ làm giảm độ no của phân tử hợp chất hữu cơ.
Ví dụ:
Các phản ứng tách loại thường gặp: dehydro hóa, dehdrat hóa, crackinh ankan, tách hydrohalogenua, tách đihalogen…
Phản ứng chuyển vị là phản ứng di chuyển 1 nguyên tử hay 1 nhóm nguyên tử từ 1 vị trí sang vị trí khác trên phân tử. Phản ứng này làm thay đổi cấu trúc mạch của phân tử hợp chất hữu cơ.
(còn nữa)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: