Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ và thông thường sự ảnh hưởng này rất phức tạp.
a. Phương trình Arrhenius
Bằng thực nghiệm, người ta rút ra phương trình về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng:
lnk = (-Ea/RT) + lnC
Trong đó:
k: hằng số tốc độ
C: hằng số đặc trưng cho mỗi phản ứng.
T: nhiệt độ tại đó xảy ra phản ứng.
R: hằng số khí lý tưởng.
EA: năng lượng hoạt hóa của phản ứng, là hằng số với mỗi phản ứng.
Khi T tăng thì 1/T giảm, nên -1/T tăng cho nên k tăng, do đó vpứ tăng lên và ngược lại.
Giải thích: khi T tăng thì chuyển động nhiệt của phân tử tăng lên dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
Bằng thực nghiệm Van’t Hoff cho thấy rằng: “nhiệt độ cứ tăng thêm 10 độ thì tốc độ phản ứng sẽ tăng lên γ lần, γ có giá trị từ 2 ÷ 4 lần”.
vt+10 / vt = γ
Trong đó: γ là hệ số nhiệt độ cho biết tốc độ của phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi nhiệt độ của phản ứng tăng 100C.
Tổng quát: Ở nhiệt độ t1 có tốc độ là v1, ở nhiệt độ t2 có tốc độ là v2.
vt2 / vt1 = γ (t2 - t1)/10
Quy tắc Van’t Hoff chỉ gần đúng ở khoảng nhiệt độ không cao lắm.
Ví dụ: Một phản ứng có hệ số nhiệt độ là γ = 3. Hỏi khi tăng nhiệt độ lên 400C thì tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: