Giảng dạy đại học là phải gắn liền với công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), đó là tính tất yếu, là 2 yếu tố luôn theo sát bên nhau và không thể tách rời.
Giảng dạy để tìm hiểu và phân tích những vấn đề còn tồn tại trong lý thuyết mà chúng ta cung cấp cho sinh viên, trong các lĩnh vực khoa học và đời sống mà chúng ta có điều kiện tiếp cận. Từ đó định hướng vấn đề nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện các kết quả.
Ngược lại, NCKH làm cho người giảng viên lớn mạnh hơn không chỉ ở khía cạnh nghề nghiệp, mà cả về con người. Bởi vì, việc NCKH với những kết quả cụ thể sẽ được giảng viên bổ sung vào bài giảng, làm cho giá trị bài giảng tăng lên. Kiến thức luôn luôn được cập nhật, được làm mới sẽ tạo hứng thú nghề nghiệp cho cả người dạy lẫn người học. Hơn thế nữa, NCKH nhằm để tìm ra giải pháp cho những vấn đề giáo dục hay vấn đề xã hội cần được giải quyết, nó sẽ làm tăng uy tín của giảng viên đại học trong con mắt của người học. NCKH làm cho người giảng viên đại học luôn đổi mới tư duy, trở nên năng động với những suy nghĩ để giải quyết vấn đề thực tiễn. NCKH còn làm cho người giảng viên luôn luôn hợp tác với đồng nghiệp, học trò, với cộng đồng dân cư ở địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học còn là thước đo tiêu chuẩn để đánh giá và xếp loại giảng viên đại học chứ không phải là giáo viên “phổ thông” cấp 4.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: