Hóa học và y học: Khối lượng riêng của xương
- Bệnh loãng xương
- Khối lượng riêng xương của bệnh nhân bị loãng xương.
- Những người có nguy cơ bị loãng xương
- Chuẩn đoán
- Cách điều trị.
Bệnh loãng xương- nghĩa là xương bị rỗng- là trạng thái trong đó khối lượng riêng của xương trở nên quá thấp.
Xương khỏe mạnh của người trẻ trưởng thành có khối lượng riêng d = 1 g/cm3 . Tuy nhiên, xương của những bệnh nhân bị chứng loãng có thể có khối lượng riêng thấp khoảng d = 0.22 g/cm3
Tình trạng xương có khối lượng riêng thấp như vậy đồng nghĩa với việc các xương đã bị thoái hóa và yếu đi, dẫn đến tăng khả năng gãy xương, nhất là gãy xương hông.
Các bệnh nhân bị loãng xương còn có thể bị sụt cân và biến dạng, ví dụ như chứng gù ở phụ nữ lớn tuổi, một chứng bệnh trong đó bệnh nhân bị gù do sự chèn ép cột sống. Bệnh loãng xương phổ biến nhất ở những phụ nữ mãn kinh, nhưng còn xảy ra với nhiều người (bao gồm cả đàn ông) mắc một số bệnh nhất định, ví dụ như bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, hoặc những người dùng một số thuốc như prednisone. Bệnh loãng xương thường được chuẩn đoán và kiểm tra bằng cách chụp X quang hông, những xương có khối lượng riêng thấp hấp thụ ít tia X hơn so với các xương có khối lượng riêng cao, tạo nên những sự khác biệt đặc trưng trong ảnh chụp X quang.
Việc điều trị loãng xương bao gồm bổ sung canxi và vitamin D, các thuốc ngăn chặn sự suy yếu của xương, thể dục và rèn luyện sức khỏe và phẫu thuật xương hông thay thế trong một số trường hợp nguy cấp.