Trong phần này, ta sẽ xét một số bài toán ứng dụng của hàm mũ
Ta đã biết công thức B = P(1+r/m)^(mt) dùng để tính số dư trong trường hợp gửi số tiền gốc P, lãi suất hằng năm r%, thời gian t năm, một năm có m lần tính lãi.
Vậy nếu tính lãi hằng giờ: m = 365*24
tính lãi hằng phút: m = 365*24*60
tính lãi hằng giây: m = 365*24*60*60
Từ các trường hợp trên ta thấy rằng m càng lúc càng tăng. Câu hỏi đặt ra là nếu cho m tiến đến dương vô cực thì công thức tính số dư B sẽ thay đổi như thế nào?
Rõ ràng, ta không thể thay m = vô cực vào công thức trên, mà ta phải tính giới hạn của B khi m tiến đến dương vô cực.
Ta có:
Trường hợp này được gọi là tính lãi liên tục.
Như vậy, ta có hai công thức tính số dư:
- Nếu tính lãi theo kì thì B = P(1+r/m)^(mt) với m là số kì (số lần) tính lãi trong 1 năm
- Nếu tính lãi liên tục thì B = Pe^(rt)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: