3.1. Tốc độ phản ứng
3.1.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng
3.1.2. Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
3.2.1.1. Đối với phản ứng đồng thể (các chất phản ứng ở cùng một pha). Định luật tác dụng khối lượng
3.2.1.2. Đối với phản ứng dị thể
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
3.1. Tốc độ phản ứng
3.1.1. Định nghĩa tốc độ phản ứng
Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học.
Tốc độ trung bình của phản ứng thường được đo bằng biến thiên nồng độ của một trong các chất tham gia (hoặc tạo thành) trong một đơn vị thời gian.
Đơn vị: mol/l.giây, mol/l.phút, mol/l.giờ
3.1.2. Điều kiện để xảy ra phản ứng hóa học
Để phản ứng xảy ra thì A và B phải va chạm với nhau. Có hai loại va chạm:
- Va chạm gây phản ứng: gọi là va chạm có hiệu quả (số va chạm này nhỏ).
- Va chạm không gây phản ứng: gọi là va chạm không hiệu quả (số va chạm này lớn).
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
3.2.1.1. Đối với phản ứng đồng thể (các chất phản ứng ở cùng một pha). Định luật tác dụng khối lượng
Tốc độ phản ứng xảy ra trong môi trường đồng thể ở một nhiệt độ xác định tỷ lệ thuận với tích nồng độ của các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.
Xét phản ứng đồng thể:
aA(k) + bB(k) → cC(k)
Phương trình động học của phản ứng:
v = k. [A]^m.[B]^n
3.2.1.2. Đối với phản ứng dị thể:
Nếu phản ứng có chất rắn tham gia, coi nồng độ chất rắn là const và đưa vào hằng số tốc độ.
3.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
Sự tăng nhiệt độ trong đa số các trường hợp đều làm tăng tốc độ phản ứng.
3.2.3. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng
Vai trò của chất xúc tác trong các phản ứng hóa học là làm giảm năng lượng hoạt hóa.
3.2.4. Ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng
Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. » Danh sách Tập tin đính kèm: » Tin mới nhất: » Các tin khác: