Hàm tuyến tính là một trong những công thức hàm được sử dụng nhiều trong các bài toán thực tế, trong đó có nhóm bài về mô hình hàm giá bán - nhu cầu.
Trong mô hình hàm giá bán - nhu cầu, ta gọi:
x là số đơn vị sản phẩm (đvsp) được sản xuất và bán ra hay còn gọi là nhu cầu của khách hàng về sản phẩm đó,
p(x) là giá bán của một đvsp khi x ddvsp được sản xuất và bán ra.
Thông thường, khi giá bán của sản phẩm tăng thì số đvsp được bán ra giảm và ngược lại. Như vậy, giá bán và nhu cầu tác động lẫn nhau - và cụ thể, sự tăng giảm của giá bán và nhu cầu ngược nhau.
Có nhiều mô hình toán học biểu diễn mối quan hệ giữa giá bán và nhu cầu, trong đó có mô hình hàm tuyến tính.
Như ta đã biết, hàm tuyến tính có công thức là y = ax + b.
Do đó, hàm giá bán- nhu cầu có công thức là: p(x) = ax + b, trong đó, a<0.
Xét ví dụ minh họa sau, nếu giá bán là 1.82$; 1.93$ thì lượng cầu tương ứng lần lượt là 100; 80 đvsp. Khi đó, việc viết phương trình hàm giá bán - nhu cầu - trong trường hợp lấy mô hình hàm tuyến tính - chính là phương trình đường thẳng qua hai điểm (100;1.82) và (80;1.93).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: