Mỗi amino acid có một giá trị pH cụ thể mà tại đó amino acid tồn tại trong dung dịch ở dạng ion lưỡng cực, giá trị pH đó gọi là pH đẳng điện (pI). Tại giá trị pI của nó, amino acid trung hòa về điện, tổng điện tích dương bằng tổng điện tích âm. Các amino acid có chuỗi bên luôn trung tính có điểm đẳng điện khác nhau trong khoảng 5,0 đến 6,5. Các amino acid có tính bazơ (có chuỗi bên tích điện dương ở pH trung tính) có điểm đẳng điện tương đối cao. Các amino acid có tính acid (có chuỗi bên tích điện âm ở pH trung tính) có điểm đẳng điện tương đối thấp.
Điểm đẳng điện (pI) của một số amino acid
Amino acid |
pI |
Alanine |
6,0 |
Valine |
6,0 |
Serine |
5,7 |
Threonine |
6,5 |
Arginine |
10,8 |
Histidine |
7,6 |
Lysine |
9,8 |
Aspartic acid |
3,0 |
Glutamic acid |
3,2 |
Các amino acid đều tham gia các phản ứng đặc trưng của các nhóm chức acid cacboxylic và amin. Các phản ứng của các nhóm chức này đặc biệt quan trọng trong liên kết các amino acid với nhau để tạo thành peptide và protein. Các xét nghiệm hóa học đơn giản được sử dụng để phát hiện các amino acid dựa vào các phản ứng của các nhóm chức này. Một ví dụ là phản ứng ninhydrin trong đó nhóm amin của amino acid phản ứng với ninhydrin để tạo thành hợp chất có màu xanh tím. Phản ứng Ninhydrin được sử dụng để phát hiện dấu vân tay được để lại trên bề mặt vì nó phản ứng với các amino acid từ protein trong các tế bào da.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: