pH của dung dịch có thể ảnh hưởng đến độ tan của một hợp chất trong dung dịch đó.
Ví dụ:
Mg(OH)2 ⇔ Mg2+ (aq) + 2OH- (aq)
Độ tan của hợp chất này phụ thuộc rất nhiều vào pH của dung dịch mà nó hòa tan trong đó. Nếu pH lớn thì nồng độ OH- trong dung dịch lớn. Theo hiệu ứng ion chung, cân bằng Mg(OH)2 ⇔ Mg2+ (aq) + 2OH- (aq) chuyển dịch sang trái.
Nếu pH nhỏ thì nồng độ H3O+ trong dung dịch lớn. Khi Mg(OH)2 tan, các ion H3O+ này trung hòa các ion OH- mới hòa tan làm cân bằng Mg(OH)2 ⇔ Mg2+(aq) + 2OH- (aq) chuyển dịch sang phải.
Kết quả là độ tan của Mg(OH)2 trong dung dịch acid cao hơn trong dung dịch trung tính hay có tính bazơ.
Vậy độ tan của một hợp chất ion có tính bazơ mạnh hay yếu sẽ tăng khi tính acid tăng (pH giảm).
Các anion có tính bazơ thường gặp bao gồm OH-, S2-, CO32-. Do đó các hydroxit, sulfide, cacbonate tan nhiều hơn trong nước có tính acid so với trong nước tinh khiết. Vì nước mưa có tính acid tự nhiên do có CO2 hòa tan, nó có thể hòa tan các loại đá chứa nhiều đá vôi (CaCO3) khi chảy qua đất, dẫn đến hình thành những hang động ngầm. Nước bão hòa CaCO3 trong các hang động chảy nhỏ giọt tạo thành những mẫu khoáng chất độc đáo được gọi là thạch nhũ.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: