* Hàm lượng Iod trong cơ thể
- Cơ thể người có khoảng 50mg Iod.
- Phân bố: 20 - 30% Iod tập trung ở tuyến giáp. Trong máu: hàm lượng iod dưới dạng khoáng là 0,1 - 0,3µg/100ml và dưới dạng liên kết với hormon tuyến giáp là 4 - 8µg/100ml.
* Vai trò:
Iod tham gia tạo thành hormon tuyến giáp, có vai trò quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, não bộ, cụ thể liên quan tới:
- Sự phát triển và bền chắc của xương (do điều tiết Ca và P trong cơ thể).
- Sự hoạt động của các cơ.
- Phân phối O2 cho cơ tim.
- Sự chuyển hóa các chất ở ruột.
- Sự sản xuất hồng cầu (do sự điều khiển sự hấp thu Fe).
- Chức năng thanh lọc của thận.
- Sự điều hòa thân nhiệt
- Tổng hợp các phân tử lipid mới và loại bỏ các phân tử lipid đã lão hóa.
- Kích thích và điều hòa chuyển hóa glucid và protid.
- Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản: nếu thiếu Iod, trẻ em ảnh hưởng tới thời kỳ dậy thì.
* Nhu cầu
- Nhu cầu hằng ngày: 150µg I.
- Thấp dưới 25µg/ngày hoặc cao hơn 500µg/ngày đều gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp và các hormon dẫn đến bệnh bướu cổ.
* Hàm lượng thực phẩm
- Các sản phẩm biển là nguồn cung cấp chủ yếu Iod cho cơ thể: cá, sò, ốc, tôm, cua, tảo...
- Thịt, trứng, sữa cũng chứa Iod nhiều hơn trong thực vật.
* Chú ý khi bổ sung
Thừa hay thiếu iod đều có hại.
- Thừa Iod: làm giảm khả năng hấp thu Iod trong thức ăn, ức chế tổng hợp hormon, giảm bài tiết hormon tuyến giáp, ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể.
- Thiêu Iod: dẫn đến bệnh bướu cổ, trẻ em chậm lớn, trí tuệ kém phát triển...
Để phòng chống bệnh bướu cổ do thiếu Iod, người ta sử dụng muối Iod trong chế biến thực phẩm hằng ngày.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: