- Để khảo sát khả năng tổng hợp cellulase ngoại bào của vi khuẩn B. subtilis chúng tôi tiến hành cấy vi khuẩn trên môi trường có chứa cơ chất là CMC với nồng độ 0,5%. Quá trình thí nghiệm được tiến hành dựa trên cơ sở lý thuyết là nếu vi khuẩn có tổng hợp enzyme cellulase sẽ thủy phân CMC và làm mất khả năng bắt màu với thuốc nhuộm lugol, tạo nên vòng thủy phân. Lượng enzyme tổng hợp càng nhiều, vòng thủy phân càng rộng.
- Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi có nhận xét sau:
- Vi khuẩn B. Subtilis sử dụng trong nghiên cứu này có khả năng tổng hợp enzyme cellulase ngoại bào.
- Đường kính vòng thủy phân của khuẩn lạc sau 24 giờ nuôi có giá trị trung bình là 23,37 (cm).
- Khảo sát động thái sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus subtilis trong môi trường lỏng:
Môi trường môi cấy:
- CMC: 18 (g) - Peptone: 8 (g)
- Chiết xuất men: 5 (g) - K 2 HPO 4 : 1 (g)
- MgSO 4 · 7H 2 O: 0,25 (g) - FeSO 4 · 7H 2 O: 0,25 (g)
- MnCl 2 · 4H 2 O: 0,5 (g) - Nước: bổ sung đủ 1 (l).
Quá trình nuôi được thực hiện ở 370C, chế độ lắc 120 rpm/ phút trong thời gian 48 giờ. Cứ 3 giờ lấy 1ml mẫu, tiến hành đo mật độ tế bào ở bước sóng 600nm.
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi rút ra nhận xét:
- Trong 9 giờ đầu sau khi cấy giống, vi khuẩn sinh trưởng rất nhanh. Có thể nhận thấy rằng, chủng vi khuẩn đã bỏ qua giai đoạn thích ứng. Pha log kết thúc sau 24 giờ nuôi cấy, từ thời điểm 24 – 36 giờ chủng đi vào pha cân bằng, giai đoạn này càng kéo dài chứng tỏ giống vi khuẩn có khả năng duy trì phát triển tốt. Thời điểm sau 36 giờ là giai đoạn suy tàn.
- Qua kết quả khảo sát sự tăng trưởng của vi khuẩn B. subtilis theo thời gian, tôi nhận thấy rằng ở giai đoạn pha log, số lượng tế bào tăng trưởng mạnh và phát triển tốt nhất, vì vậy thời gian nhân giống chỉ nên kết thúc trước 24 giờ từ lúc cấy giống.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: