Việc xác định các đường tiệm cận của đồ thị giúp ta vẽ đồ thị một cách chính xác hơn nên bước tìm đường tiệm cận là bước quan trọng trong việc phân tích hàm số f(x).
Có 3 loại tiệm cận: tiệm cận đứng, tiệm cận ngang, tiệm cận xiên. Trong phần này, ta sẽ khảo sát các bước để xác định phương trình các đường tiệm cận.
Hàm đa thức: không có tiệm cận.
Hàm phân thức:
+ Hàm phân thức trong đó cả tử và mẫu là đa thức bậc 1: có tiệm cận đứng và tiệm cận ngang.
+ Hàm phân thức trong đó tử là đa thức bậc 2 và mẫu là đa thức bậc 1: có tiệm cận đứng và tiệm cận xiên.
Để tìm tiệm cận đứng ta tính giới hạn của hàm số khi cho x tiến đến giá trị làm cho mẫu bằng 0 (tử phải khác 0) và lim f(x)=vô cực.
Ví dụ Hàm số f(x)=(x+2)/(x-1) thì tiệm cận đứng của đồ thị là đường thẳng x =1 (với điều kiện thay x = 1 vào tử = 3 khác 0).
Để tìm tiệm cận ngang, ta tính giới hạn của hàm số khi cho x tiến về vô cực và lim f(x) = hằng số.
Ví dụ nếu f(x) =(x+2)/(x-1) thì lìmf(x) =1 khi x tiến về vô cực nên đường thẳng y = 1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: