- Các khái niệm
- Nguyên lí I nhiệt động học
- Nhiệt đẳng tích, nhiệt đẳng áp
- Nhiệt hóa học
- Định luật Hess và hệ quả
* Các khái niệm
- Nhiệt động học: Ngành khoa học nghiên cứu quy luật điều khiển sự trao đổi năng lượng, đặc biệt là những quy luật có liên quan đến các biến đổi nhiệt năng thành dạng năng lượng khác và những biến đổi qua lại giữa những dạng năng lượng đó.
- Nhiệt động hóa học:Là khoa học nghiên cứu những ứng dụng của nhiệt động học vào hóa học. Nhiệt động hóa học cho phép:
+ Tính được năng lượng của phản ứng hóa học.
+ Tiên đoán được chiều của phản ứng hóa học.
+ Giới hạn tự diễn biến của một phản ứng hóa học.
- Hệ nhiệt động: Là một vật hay một nhóm vật được lấy ra để nghiên cứu. Tất cả những gì không thuộc hệ đó làm thành môi trường bên ngoài.
- Thông số trạng thái – hàm trạng thái
Trạng thái của hệ là tập hợp các tính chất của nó có thể đo được trực tiếp hay gián tiếp như nhiệt độ, áp suất, thể tích, khối lượng, thành phần hóa học,…nói lên đặc điểm của hệ đang được khảo sát.
- Biến đổi thuận nghịch – bất thuận nghịch
* Nguyên lí 1 nhiệt động học:
- Nội năng U
Nội năng U là toàn bộ năng lượng dự trữ của hệ
- Nhiệt và công
- Nội dung của nguyên lí I có thể được phát biểu: Năng lượng nội tại của một hệ cô lập là không đổi.
* Nhiệt đẳng tích, nhiệt đẳng áp:
Nhiệt đẳng tích là nhiệt lượng thoát ra hay thu vào của hệ trong quá trình biến đổi đẳng tích (V = const).
Nhiệt đẳng áp là nhiệt lượng thoát ra hay thu vào của hệ trong quá trình biến đổi đẳng áp (P = const).
* Nhiệt hóa học:
- Hiệu ứng nhiệt của phản ứng
Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng hóa học là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào khi một mol chất tham gia vào phản ứng (hay một mol sản phẩm được tạo thành).
Phương trình nhiệt hóa học là phương trình có ghi thêm nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào và kèm theo trạng thái tập hợp của các chất.
* Định luật Hess và hệ quả:
Hiệu ứng nhiệt của quá trình hóa học chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu của chất tham gia phản ứng và trạng thái cuối của chất tạo thành mà không phụ thuộc vào các giai đoạn trung gian.
- Hệ quả 1
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận bằng hiệu ứng nhiệt của phản ứng nghịch nhưng ngược dấu.
- Hệ quả 2
Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của các chất sản phẩm trừ đi tổng nhiệt sinh của các chất tham gia phản ứng (có kể các hệ số hợp thức của phương trình phản ứng).
- Hệ quả 3
Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt cháy của các chất tham gia trừ đi tổng nhiệt cháy của các chất sản phẩm (có kể các hệ số hợp thức của phương trình phản ứng).
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: