1. Hệ đơn vị SI
Thực chất, SI là một dạng phát triển của hệ thống đo lường và đã được sử dụng từ năm 1901. Hệ thống SI có 3 loại đơn vị: Đơn vị cơ sở, đơn vị dẫn xuất và đơn vị phụ. Ngoài ra còn có một số tiếp đầu ngữ cho phép ghép thành những bội số và ước số thập phân của những đơn vị sử dụng.
1.1. Đơn vị cơ sở
Đơn vị cơ sở là đơn vị được dùng làm cơ sở cho hệ thống SI. Có 7 đơn vị cơ sở của hệ thống SI:
Bảng 1.1. Đơn vị cơ sở của SI
|
Đại lượng |
Tên |
Ký hiệu |
1 |
Độ dài |
Met |
m |
2 |
Khối lượng |
Kilogram |
kg |
3 |
Thời gian |
Giây |
s |
4 |
Cường độ dòng điện |
Ampe |
A |
5 |
Nhiệt độ nhiệt động học |
Kelvin |
K |
6 |
Cường độ ánh sáng |
Candela |
Cd |
7 |
Lượng chất |
Mol |
mol |
1.2. Đơn vị dẫn xuất
Các đơn vị dẫn xuất được hình thành:
- Hoặc bằng phép nhân với chính bản thân các đơn vị cơ sở
Ví dụ: diện tích: m2
thể tích: m3
- Hoặc bằng cách ghép 2 hay nhiều đơn vị cơ sở bằng phép nhân hoặc phép chia.
Ví dụ: mét/giây (m/s).
1.3. Đơn vị phụ
Ví dụ: Radian và Steradian, những đơn vị này không được sử dụng trong Y học thực hành.
1.4. Những bội số và ước số của đơn vị SI
Khi những đơn vị cơ sở và những đơn vị dẫn xuất có độ lớn không thích hợp trong các hằng số sinh học của người, ta dùng những bội số và chủ yếu là ước số thập phân của các đơn vị bằng cách ghép vào tên các đơn vị những tiếp đầu ngữ tương ứng với các hệ số.
Bảng 1.2. Những tiếp đầu ngữ thông dụng trong Hóa sinh
Tiếp đầu ngữ |
Ký hiệu |
Hệ số |
mili |
m |
10-3 |
micro |
µ |
10-6 |
nano |
n |
10-9 |
pico |
p |
10-12 |
Bảng 1.3. Những ước số của mol
Đơn vị |
Ký hiệu |
Kết quả |
mol |
mol |
|
milimol |
mmol |
10-3mol |
micromol |
µmol |
10-6mol |
nanomol |
nmol |
10-9mol |
Ví dụ: 1mol glucose = 180g, song thực tế người ta không thể dùng đơn vị mol để chỉ nồng độ glucose trong máu, vì vậy phải sử dụng ước số của mol là mmol.
1mmol glucose = 0,18g.
5mmol glucose = 0,9g
2. Đơn vị SI dùng trong y học
Năm 1957, Hội nghị Quốc tế về đo lường đã thống nhất quy định đơn vị đo lường quốc tế SI (Systeme international). Đó là các đơn vị cơ bản: mét (m), ampe (A), candela (cd), kilogam (kg), giây (s). Năm 1971, Hội nghị của Liên Đoàn Hóa học lâm sàng quốc tế đã qui định đơn vị SI thứ 7 về đơn vị mới biểu thị kết quả xét nghiệm, khắc phục tình trạng nhiều đơn vị khác nhau, khó chuyển đổi, chưa khoa học.
Trước kia, ở một số địa phương nước ta vẫn còn đang dùng các đơn vị chưa đúng với hệ thống đơn vị SI để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Hiện nay, các xét nghiệm được Hội Hóa sinh-Y-Dược Việt Nam, Bộ Y tế thống nhất dùng đơn vị Quốc tế (SI) để ghi kết quả các xét nghiệm hóa sinh. Để phục vụ cho quá trình học tập, tham khảo tài liệu và thực hiện thống nhất trong các bệnh viện, các thầy thuốc cần biết các đơn vị quốc tế (SI) đang dùng để viết các kết quả xét nghiệm. Dưới đây là các đơn vị SI dùng cho các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng.
2.1. Đơn vị lượng chất
Đơn vị lượng chất là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử giống nhau và khối lượng phân tử xác định.
Đơn cơ sở của đơn vị lượng chất là mol.
Mol (mol) là lượng chất của một hệ thống gồm một số thực thể cơ bản, bằng số nguyên tử có trong 0,012 kg carbon 12. Khi dùng mol phải xác định cụ thể thực thể là nguyên tử, phân tử, ion, điện tử, hạt khác hoặc những nhóm riêng của hạt đó. Một số đơn vị lượng chất thường dùng là:
1 mol (mol) = 1 phân tử gam.
Ngoài đơn vị cơ bản, người ta còn dùng các đơn vị dẫn xuất là các ước số của đơn vị cơ bản, như:
Millimol (mmol) = 10-3mol.
Micromol (µmol) = 10-6mol.
Nanomol (nmol) = 10-9mol.
Picromol (pmol) = 10-12mol.
2.2. Đơn vị khối lượng
Đơn vị khối lượng là những đơn vị dùng để biểu thị kết quả phân tích những hỗn hợp phân tử có khối lượng phân tử thay đổi hoặc chưa được xác định. Ví dụ: protein nước tiểu 24 giờ = 90 mg.
Đơn vị cơ sở khối lượng là kilogam và các ước số của chúng.
Gam (g) = 10-3kg.
Milligam = 10-3g.
Microgam (µg) = 10-6g.
Nanogam (ng) = 10-9g.
2.3. Đơn vị nồng độ
Trước đây, trong hoá sinh y học người ta dùng nhiều đơn vị khác nhau để biểu thị các loại nồng độ: g/l, mg/l, mEq/l, mol/l... Do đó, đại lượng nồng độ cần phải hiểu chính xác, thống nhất. Trong SI có 2 loại biểu thị nồng độ: đơn vị nồng độ lượng chất và đơn vị nồng độ khối lượng.
2.3.1. Nồng độ lượng chất
Nồng độ lượng chất dùng để biểu thị nồng độ của các chất tan mà có KLPT đã xác định.
Một số nồng độ lượng chất thường dùng là mol/l, mmol/l, µmol/l, nmol/l. Ví dụ: Nồng độ glucose huyết tương là 5,5 mmol/l.
2.3.2. Nồng độ khối lượng
Đơn vị nồng độ khối lượng để biểu thị nồng độ của chất tan mà có KLPT thay đổi hay chưa xác định.
Một số đơn vị nồng độ khối lượng thường được sử dụng là: g/l, mg/l, µg/l, ng/l.
Ví dụ: Protein toàn phần huyết thanh là 72 g/l; Lipid toàn phần huyết thanh là 6 - 8g/l.
Chú ý:
Cách chuyển đổi từ nồng độ khối lượng sang nồng độ lượng chất như sau:
Nồng độ lượng chất = (Nồng độ khối lượng) / (Khối lượng phân tử hoặc khối lượng nguyên tử)
Ví dụ:
Nồng độ glucose máu bình thường là 4,4 - 6,1 mmol/l.
Glucose = 0,8 (g/l)/ 180,16 = 0,0044 mol/l hay = 4,4 mmol/l.
Glucose = 1,1 (g/l)/ 180,16 = 0,0061 mol/l hay = 6,1 mmol/l.
Cách chuyển từ nồng độ đương lượng sang nồng độ lượng chất như sau:
Nồng độ lượng chất = (Nồng độ đương lượng) / (Hoá trị).
Ví dụ: Nồng độ chất điện giải huyết thanh bình thường như:
Na+ huyết thanh = 140 mEq/1 = 140 mmol/l.
Ca++ = 4,5 mEq/2 = 2,25 mmol/l.
2.4. Đơn vị thể tích
Trong hệ thống SI, đơn vị thể tích cơ bản là mét khối (m3), ngoài ra còn dùng các đơn vị ước số của nó, gồm:
Lit (l) = 1dm3.
Decilit (dl) = 10 -2l.
Millilit (ml) = 10 -3l.
Microlit (µl) = 10 -6l.
Nanolit (nl) = 10 -9l.
Picrolit (pl) = 10 -12l.
Femtolit (fl) = 10 -15l.
2.5. Đơn vị hoạt độ enzyme
Trước đây, đơn vị hoạt độ enzyme (đơn vị quốc tế cũ) là U (unit). Hiện nay theo hệ thống SI, đơn vị hoạt độ enzyme là Katal (Kat).
“Đơn vị quốc tế” (U): là “Lượng enzyme xúc tác biến đổi 1µmol cơ chất trong 1 phút ở những điều kiện nhất định”.
1U = 1 µmol/min.
Đơn vị mới: Katal (Kat): là “Lượng enzyme xúc tác biến đổi 1 mol cơ chất trong 1 giây ở những điều kiện nhất định”.
1 Kat = 1 mol/s.
Ngoài ra, có các ước số của nó µKat (10-6Kat), nKat (10-9Kat).
Hiện nay, ở Việt Nam, đơn vị SI (Katal) ít được dùng, do thói quen nên vẫn dùng đơn vị U/l.
U/l là hoạt độ enzyme có trong một lít huyết tương phân huỷ hết1 µmol cơ chất trong một phút ở điều kiện tối ưu (nhiệt độ 370C và pH tối thích).
Có thể biến đổi U/l và Kat theo công thức sau:
U/l = 16,67nKat.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: