Một số dạng bài tập cân bằng hóa học
Dạng 1: Cân bằng và cách biểu diễn hằng số cân bằng
1. Viết biểu thức hằng số cân bằng KP cho các phản ứng:
a. C2H4(k) + H2(k) ⇔ C2H6(k)
b. N2(k) + 3H2(k) ⇔ 2NH3(k)
c. Fe3O4(r) + 4H2(k) ⇔ 3Fe(r) + 4H2O(k)
d. CaCO3(r) ⇔ CaO(r) + CO2(k)
2. Cho phản ứng sau có hằng số cân bằng KP = 2,26×104 ở 298K.
CO(k) + 2H2(k) ⇔ CH3OH(k)
Tính KP của mỗi phản ứng sau:
a. CH3OH(k) ⇔ CO(k) + 2H2(k)
b. 1/2CO(k) + H2(k) ⇔ 1/2CH3OH(k)
c. 2CH3OH(k) ⇔ 2CO(k) + 4H2(k)
3.Các phản ứng sau đây xảy ra ở 250C
S(k) + O2(k) ⇔ SO2(k) K1 = 4,2.1052
SO2(k) + O2(k) ⇔ SO3(k) K2 = 2,6.1012
Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng
S(k) + 3/2O2(k) ⇔ SO3(k)
Dạng 2: Liên hệ giữa KP và KC
4. Tính KP của mỗi phản ứng sau ở 250C
a. N2O4(k) ⇔ 2NO2(k) có KC = 5,9.10-3
b. N2(k) + 2H2(k) ⇔ NH3(k) có KC = 3,7.108
c. N2(k) + O2(k) ⇔ 2NO(k) có KC = 4,1.10-31
Dạng 3: Liên hệ giữa hằng số cân bằng với nồng độ các chất, áp suất riêng phần của các chất
5. Trộn 1 mol khí CO với 3 mol H2O ở 850oC trong một bình phản ứng dung tích 1 lít. Khi cân bằng:
CO(k) + H2O(k) ⇔ CO2(k) + H2(k)
Số mol CO2 thu được là 0,75 mol. Tính giá trị hằng số cân bằng KP và KC.
6. Hằng số cân bằng của phản ứng:
CO2(k) + H2(k) ⇔ CO(k) + H2O(k)
ở 850oC bằng 1.
Nồng độ đầu của khí CO2 và H2 là 0,2 và 0,8M. Tìm nồng độ 4 chất ở thời điểm cân bằng.
7. Cho phản ứng 2NO(k) + Br2(k) ⇔ 2NOBr(k) có KP = 28,4 ở 298K
Tại trạng thái cân bằng, áp suất riêng phần của NO là 0,1421atm và của Br2 là 0,1658atm. Hỏi áp suất riêng phần của NOBr trong hỗn hợp tại trạng thái cân bằng?
8. Trong bình kín, đun nóng NO2 đến lúc cân bằng:
2NO2(k) ⇔ 2NO(k) + O2(k)
Nồng độ cân bằng [NO2] = 0,06 mol/lít. Hãy xác định Kc biết nồng độ ban đầu của NO2 là 0,3 mol/lít.
Dạng 4: Thương số của phản ứng và diễn biến của phản ứng
9. Ở nhiệt độ xác định, phản ứng PCl5(k) ⇔PCl3(k) + Cl2(k)có hằng số cân bằng KC = 5,8.10-2. Nếu nồng độ ban đầu của PCl5 là 0,2M; PCl3 là 0,1M và của Cl2 là 0,04M thì phản ứng chủ yếu chuyển dịch theo chiều nào đến khi đạt trạng thái cân bằng? Tính nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng.
10. Ở 1000oC hằng số cân bằng của phản ứng:
FeO(r) + CO(k) ⇔ Fe(r) + CO2(k) KC = 0,5
Tính nồng độ của các chất phản ứng lúc cân bằng, nếu nồng độ ban đầu các chất như sau: [CO] = 0,05 mol/lít; [CO2] = 0,01 mol/lít.
11. Cho: PCl5(k) ⇔ PCl3(k) + Cl2(k)
Ban đầu nồng độ [PCl5] = 0,05M, [PCl3] = 5M, [Cl2] = 0. Tìm nồng độ cân bằng của từng chất trong hệ biết KC = 33,3 (760K).
Dạng 5: Chuyển dịch cân bằng
12. Cho phản ứng đạt cân bằng:
C(gr) + H2O(k) ⇔ CO(k) + H2(k)
Hãy dự đoán chiều của phản ứng trong mỗi trường hợp sau:
a. Thêm vào hỗn hợp phản ứng một lượng C.
b. H2O được ngưng tụ và tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
c. Thêm vào hỗn hợp phản ứng một lượng CO.
d. H2 tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
13. Cho 1mol PCl5 vào một bình 0,5 lít ở nhiệt độ xác định. Khi cân bằng
PCl5(k) ⇔ PCl3(k) + Cl2(k) được thiết lập thì trong bình có 0,2mol PCl5.
a. Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng?
b. Nếu thêm vào bình 1 mol Cl2 thì cân bằng của phương trình trên chuyển dịch theo chiều nào? Tính nồng độ các chất tại thời điểm cân bằng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: