· Hàm lượng trong cơ thể
- Cơ thể người có khoảng 2g F.
- Phân bố: 96% ở xương và răng. Lượng F còn lại phân bố ở gân, dây chằng và máu. 1 lít máu chứa 0,032mg F.
· Vai trò
- F là thành phần cấu tạo mô xương.
- Ức chế hoạt động các vi khuẩn làm hại men răng, làm tăng tính chắc khỏe của xương răng.
- Kích thích tổng hợp collagen giai đoạn đầu tiên khôi phục vị trí gãy xương.
- Trong chống sự loãng xương, NaF kích thích trực tiếp nguyên bào xương dẫn đến làm tăng khả năng tạo xương.
· Nhu cầu
- Thừa và thiếu F đều có tác hại như nhau. Do đó cần sử dụng đúng liều. Trên thực tế không có bệnh thiếu F mà chỉ có bệnh thừa F. Thừa F dẫn tới:
+ Men răng bị lốm đốm đen, có thể phát triển thành các lỗ thủng nhỏ.
+ Các xương dài dễ cong, dễ gãy vì, xương có nhiều F sẽ bị yếu, không chắc.
+ F là chất oxy hóa mạnh, nếu dư làm cơ thể mau lão hóa, nôn mửa, đau bụng.
- Biện pháp bổ sung F là trộn vào muối (NaF) hoặc vào bột cho trẻ em. Nhu cầu bổ sung như sau
Trẻ 6 tháng - 2 tuổi |
0,25mg/ngày |
Trẻ 2 tuổi - 4 tuổi |
0,5mg/ngày |
Trẻ 4 tuổi - 16 tuổi |
1,0mg/ngày |
· Hàm lượng trong thực phẩm
- F có trong nước tự nhiên, hàm lượng tùy vùng.
- F còn có trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật (rau xanh, cà chua, củ cải đỏ, cải xoăn, súp lơ).
- Trong trà đen có 10mg F/100g.
· Chú ý khi bổ sung
- Sự hấp thu F trong ruột chịu sự tương tác của các nguyên tố: Ca, Mg, P, Fe, Zn và Al.
- Cần chú ý không bổ sung dư thừa và cũng không để thiếu F. Nếu dư thừa có thể gây ngộ độc cấp tính, có thể tử vong nếu hít phải 2g F hoặc ngộ độc mạn tính nếu hấp thu thường xuyên với liều 5 - 10mg/ngày.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: