- Nguyên lý bất định: ta không bao giờ có thể xác định chính xác cả vị trí lẫn vận tốc (hay động lượng, hoặc xung lượng) của một hạt vào cùng một lúc. Nếu ta biết một đại lượng càng chính xác thì ta biết đại lượng kia càng kém chính xác.
- Nguyên lý này được phát biểu vào tháng 2/1927, Werner Heisenberg sinh vào tháng 12 năm 1901 ở nước Đức.
- Thí nghiệm tưởng tượng của Heisenberg khi phát minh định luật: Ông xét việc cố đo vị trí của một electron bằng một kính hiển vi tia gamma. Photon năng lượng cao dùng để chiếu sáng electron sẽ hích lên nó một chút, làm thay đổi nhất định xung lượng của nó. Một chiếc kính hiển vi phân giải càng cao sẽ đòi hỏi ánh sáng năng lượng càng cao, mang lại cú hích đối với electron càng lớn. Theo Heisenberg lí giải, nếu người ta càng cố gắng đo vị trí chính xác bao nhiêu, thì xung lượng sẽ càng trở nên bất định bấy nhiêu, và ngược lại. Sự bất định này là một đặc trưng cơ bản của cơ học lượng tử, chứ không phải một hạn chế của bất kì thiết bị thực nghiệm nào.
- Nguyên lí bất định sớm trở thành một bộ phận cơ sở của cách hiểu Copenhagen được chấp nhận rộng rãi của cơ học lượng tử, và tại hội nghị Solvay ở Brussels mùa thu năm ấy, Heisenberg và Max Born tuyên bố rằng cuộc cách mạng lượng tử đã hoàn tất.
- Ý nghĩa của nguyên lý bất định:Các hạt vi mô khác với các vật vĩ mô thông thường. Các hạt vi mô vừa có tính chất sóng lại vừa có tính chất hạt, đó là một thực tế khách quan. Việc không đo được chính xác đồng thời cả tọa độ và xung lượng của hạt là do bản chất của sự việc chứ không phải do trí tuệ của con người bị hạn chế. Kĩ thuật đo lường của ta có tinh vi đến mấy đi nữa cũng không đo được chính xác đồng thời cả tọa độ và xung lượng của hạt. Hệ thức bất định Heisenberg là biểu thức toán học của lưỡng tính sóng hạt của vật chất
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: