Tôi có đọc được một bài báo rất hay và lý thú về giáo dục và nghiên cứu khoa học ở nước ta. Mọi người tranh thủ đọc và suy ngẫm nhe!
Pierre Darriulat |
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc VI, 1986 |
Người thầy giáo nào càng đào tạo được nhiều học trò giỏi hơn mình thì càng hạnh phúc. – Giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi, và nhiều khi giảng đường trang nghiêm chỉ là sảnh chờ trước khi bước vào phòng thí nghiệm. – Trường đại học không chỉ là nơi giảng dạy khoa học đã hình thành, mà còn là nơi đang hình thành khoa học. – Nghiên cứu là làm việc theo nhóm. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ và nhẫn nại. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, luôn không ngừng tìm kiếm phát minh để có thể nắm bắt cơ hội. Cùng với công việc, trí tưởng tượng và phương pháp, cơ hội và sự quan tâm sẽ đến trong tầm tay. – Nhà khoa học phải có một phông văn hóa rộng để không chỉ như những người thợ thủ công lành nghề được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp. Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật. – Tinh thần học thuật là một đặc trưng của đào tạo giáo dục bậc cao so với bậc trung học và trung học chuyên nghiệp; đó là sự thỏa hiệp giữa sinh viên và giảng viên mà không có chỗ cho việc lạm dụng quyền hạn. Chỉ khi đó, thông qua mối quan hệ không áp đặt, năng lực phán xét mới có thể nở rộ hoàn toàn tự do-đó là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa trí tuệ nhân loại, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khoa học. – Khi học thì phải nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin. – Có thể điều khiển được các nhà khoa học, nhưng không thể điều khiển được Khoa học. – Thật quý giá cho nhà khoa học nào có một công việc kết hợp được cả Khoa học và Lương tâm. Có tài là chưa đủ; mà phải có đạo đức trong sáng. – Trường đại học phải tự hào vì đã quyết tâm gìn giữ di sản trí tuệ của những người đang đấu tranh vì tự do. Người thầy giáo nào càng đào tạo được nhiều học trò giỏi hơn mình thì càng hạnh phúc. – Giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi, và nhiều khi giảng đường trang nghiêm chỉ là sảnh chờ trước khi bước vào phòng thí nghiệm. – Trường đại học không chỉ là nơi giảng dạy khoa học đã hình thành, mà còn là nơi đang hình thành khoa học. – Nghiên cứu là làm việc theo nhóm. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ và nhẫn nại. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, luôn không ngừng tìm kiếm phát minh để có thể nắm bắt cơ hội. Cùng với công việc, trí tưởng tượng và phương pháp, cơ hội và sự quan tâm sẽ đến trong tầm tay. – Nhà khoa học phải có một phông văn hóa rộng để không chỉ như những người thợ thủ công lành nghề được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp. Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật. – Tinh thần học thuật là một đặc trưng của đào tạo giáo dục bậc cao so với bậc trung học và trung học chuyên nghiệp; đó là sự thỏa hiệp giữa sinh viên và giảng viên mà không có chỗ cho việc lạm dụng quyền hạn. Chỉ khi đó, thông qua mối quan hệ không áp đặt, năng lực phán xét mới có thể nở rộ hoàn toàn tự do-đó là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa trí tuệ nhân loại, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khoa học. – Khi học thì phải nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin. – Có thể điều khiển được các nhà khoa học, nhưng không thể điều khiển được Khoa học. – Thật quý giá cho nhà khoa học nào có một công việc kết hợp được cả Khoa học và Lương tâm. Có tài là chưa đủ; mà phải có đạo đức trong sáng. – Trường đại học phải tự hào vì đã quyết tâm gìn giữ di sản trí tuệ của những người đang đấu tranh vì tự do. GS Hồ Đắc Di |
Chúng ta phải có can đảm để đối diện với sự thật. Vấn đề không phải là đổ lỗi cho ai đó, bởi có quá nhiều tác nhân lịch sử dẫn tới tình trạng như hiện nay. Người duy nhất có lỗi ở đây là người chối bỏ sự thật. |
Nền giáo dục sẽ chẳng đi tới đâu khi mà cách tốt nhất để người ta kiếm được một công việc tốt là có tiền, mối quan hệ, hay có người thân làm quan chức. Tham nhũng là kẻ thù tồi tệ nhất của giáo dục. |
Tôi vừa đọc xong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình (Gia đình, Bạn bè, và Đất nước), trong đó có một chương thú vị nói về những vấn đề xảy ra trên dưới 30 năm trước mà bà phải đối mặt trong giai đoạn 10 năm bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đó là: hợp nhất hai nền giáo dục Nam Bắc, xóa nạn mù chữ trong công nhân, xây trường mới (ở cả các vùng sâu vùng xa) và mở trường sư phạm để đào tạo giáo viên, duy trì hoạt động giáo dục trong giai đoạn khó khăn những năm 1979 – 1980, trồng cây vải ở Hải Dương giúp cải thiện đồng lương giáo viên, hướng dẫn thực hiện các hoạt động như “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, “Góp giấy làm kế hoạch nhỏ”, “Thu gom chai lọ”, hay “Góp lông gà lông vịt”. Qua cuốn hồi ký, có thể thấy rằng vào cuối thập niên 1980, các trường đại học hiện đại Việt Nam đều được xây dựng lên từ rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Ngày nay, chúng ta cũng cần đối diện với một sự thật, rằng ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như hai lĩnh vực mà tôi quen biết là vật lý hạt nhân và vật lý học thiên văn, thì mọi việc hầu như phải bắt đầu từ con số 0. |
Người ta vẫn thường kêu ca rằng sở dĩ nền nghiên cứu của Việt Nam khó cất cánh được là vì thiếu thiết bị nghiên cứu. Nhưng sự thật như tôi được biết có những thiết bị quan trọng do các cơ quan nghiên cứu mua, hoặc do nước ngoài tài trợ, nhưng rồi bị đắp chiếu vì trong nước không có người đủ năng lực khai thác, sử dụng. |
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: