Nếu trong Chương 1 và Chương 2, các bạn SV được nghiên cứu các đối tượng quen thuộc trong phổ thông như hàm, đạo hàm,... thì đối tượng nghiên cứu trong Chương 3 cũng không có gì xa lạ, đó chính là tích phân. Tuy nhiên, chúng ta cần làm rõ vấn đề mới trong chương này.
1. Chúng ta làm quen với bài toán nguyên thuỷ của tích phân, đó là diện tích hình thang cong. Tập trung vào việc tính xấp xỉ tích phân với các quy tắc xấp xỉ khác nhau.
2. Cần hiểu rõ, Định lí cơ bản của phép tính tích phân là công cụ để tính tích phân xác định, nó không phải là khái niệm tích phân.
3. Đối tượng mới trong Chương 4 chính là tích phân suy rộng. Nếu ở phổ thông chúng ta chỉ tính tích phân của các hàm liên tục trên các đoạn bị chặn, thì trong chương này xuất hiện những tích phân trên những đoạn không bị chặn (tích phân suy rộng loại 1) hoặc tích phân của hàm không lien tục trên đoạn lấy tích phân (Tích phân suy rộng loại 2). Và tất nhiên chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến các đối tượng mới này.
Tôi xin giới thiệu một bản thô các Ví dụ cũng như Bài tập của Chương 3 này.
Đ.V.Cường
» Danh sách Tập tin đính kèm:
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: