Khi uống nước biển, nước trong cơ thể sẽ bị rút ra khỏi tế bào, dẫn đến tiêu chảy và càng mất nước.
Nguyên nhân: nước biển có nồng độ muối cao hơn so với nồng độ muối trong tế bào. Theo khuynh hướng tự nhiên, các chất sẽ hòa trộn vào nhau để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất.
Khi nước biển đi qua ruột, nó chảy qua các tế bào lót cho hệ tiêu hóa. Các tế bào bản thân chứa các ion hòa tan, bao gồm cả natri và chloride, nhưng dung dịch này loãng hơn so với nước biển. Với tính chất của màng tế bào, cho phép nước đi qua để tạo dung dịch đồng nhất. Điều này làm cho cơ thể mất nước, gây tiêu chảy.
Cơ chế mất nước này có thể giải thích bằng hiện tượng thẩm thấu.
(Sự thẩm thấu: Là hiện tượng khuếch tán một chiều của các phân tử dung môi qua màng bán thấm (là màng chỉ cho các phân tử dung môi qua mà không cho các phân tử chất ta lọt qua).
Hiện tượng thấy rõ khi hai bên màng bán thấm chứa dung dịch có nồng độ khác nhau hoặc một bên là dung dịch, một bên là dung môi. Khi đó các phân tử dung môi sẽ khuếch tán qua dung dịch có nồng độ cao hơn làm thể tích của dung dịch này tăng lên.)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: