1. Hàm nào sau đây không phải là hàm trạng thái:
A. H (entanpy) B. U (nội năng)
C. G (entanpy tự do) D. q (nhiệt)
2. Biểu thức nào sau đây là đúng cho một phản ứng có ∆V dương?
A. ∆H =∆U B. ∆H >∆U
C. ∆H <∆U D. ∆H =∆U – P. ∆V
3. Biểu thức nào sau đây mô tả nhiệt tham gia trong một phản ứng hóa học khi phản ứng thực hiện ở điều kiện thể tích không đổi?
A. Qv = ∆H B. Qv = ∆nRT
C. Qv = Qp + ∆nRT D. Qv = ∆U
4. Biểu thức nào sau đây mô tả nhiệt tham gia trong một phản ứng hóa học khi phản ứng thực hiện ở điều kiện áp suất không đổi?
A. Qp = Qv B. Qp = Qv + ∆nRT
C. Qp = Qv - ∆nRT D. Qp = -Qv
5. Dự đoán tính tự phát của một phản ứng dựa vào dấu của ∆H và ∆S(đối với hệ):
A.∆H âm, ∆S dương B. ∆H dương, ∆S âm
C. ∆H âm, ∆S âm D. ∆H dương, ∆S dương
6. Quá trình nào sau đây là tự phát:
A. Nước chảy từ dưới thấp lên cao B. Nước nóng nguội đến nhiệt độ phòng
C. Tách khí oxi ra khỏi không khí D. Sự trích tách kim loại từ quặng sắt
7. Quá trình nào sau đây là tự phát:
(1) Một quả bóng lăn xuống dốc (2) Một chiếc xe đạp đi lên đồi
(3) Thu khí hydrogen từ nước (4) Một thiên thạch rơi xuống đất
A. (1),(3) B. (1),(4)
C. (1),(2) D. (3),(4)
8. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và còn lại sau khi kết thúc phản ứng
B. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận mà không làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
C. Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
D. Chất xúc tác có tính chọn lọc
9. Phát biểu nào sau đây là đúng:
(1) Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng trong phản ứng thuận nghịch
(2) Xúc tác đồng thể là sự xúc tác trong đó chất xúc tác và các chất trong phản ứng cùng pha
(3) Xúc tác dị thể là sự xúc tác trong đó chất xúc tác và các chất trong phản ứng khác pha.
(4) Chất xúc tác bị thay đổi sau khi kết thúc phản ứng.
A. (2), (3) B. (1), (2), (4)
C. (1), (2), (3) D. (2), (4)
10. Tăng diện tích bề mặt của các chất phản ứng trong một hệ dị thể, kết quả là:
A. Giảm tốc độ phản ứng B. Tăng tốc độ phản ứng
C. Giảm nhiệt độ phản ứng D. Tăng nhiệt độ phản ứng
11. Những tác động nào dưới đây dẫn đến thay đổi hằng số tốc độ phản ứng:
(1) Thay đổi áp suất (2) Thay đổi nhiệt độ
(3) Thay đổi thể tích bình phản ứng (4) Đưa vào hệ chất xúc tác
A. (2), (3) B. (1), (4)
C. (1), (2) D. (2), (4)
12. Tốc độ phản ứng tăng lên khi tăng nhiệt độ chủ yếu là do:
A. Làm giảm năng lượng hoạt hóa
B. Động năng trung bình của các phân tử tăng
C. Số phân tử hoạt động tăng
D. Số va chạm tăng
13. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói đến tốc độ của phản ứng:
(1) Đặc trưng cho mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng
(2) Tăng khi tăng nhiệt độ
(3) Giảm khi tăng diện tích bề mặt tiếp xúc (đối với phản ứng dị thể)
(4) Được đo bằng sự thay đổi nồng độ của một chất nào đó (trong phản ứng) trong một đơn vị thời gian.
A. (2), (3) B. (1), (4)
C. (1), (2), (4) D. (2), (4)
14. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói đến một phản ứng đạt trạng thái cân bằng hóa học:
A. Một phản ứng sẽ ngừng khi cân bằng đạt được
B. Năng lượng tự do Gibbs của phản ứng khi đạt trạng thái cân bằng là 0
C. Nếu một phản ứng bắt đầu với nồng độ các chất tham gia cao hơn thì nồng độ sản phẩm khi đạt trạng thái cân bằng là lớn hơn
D. Một phản ứng đạt trạng thái cân bằng khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
15. Đối với hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch như nhau
D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: