1. Cho các phản ứng:
C(than chì) + O2(k) → CO2(k) ∆H0 = -393,5 kJ
H2(k) + 1/2O2(k) → H2O(l) ∆H0 = -285,8 kJ
2C2H6(k) + 7O2(k) → 4CO2(k) + 6H2O(l) ∆H0 = -3119,6 kJ
Tính ∆H0 của phản ứng: 2C(than chì) + 3H2(k) → C2H6(k)
2. Cho phản ứng: C6H6 + 15/2 O2(k) → 6CO2(k) + 3H2O
Ở 300K có Qp – Qv = 1245J. Hỏi C6H6 vàH2O trong phản ứng ở trạng thái lỏng hay hơi. Cho R = 8,314 J/mol.K.
3. Cho phản ứng: C(r) + O2(k) → CO2(k). Biết:
Chất |
∆H0 (kJ.mol-1) |
Cp (J.K-1.mol-1) |
C(r) |
0 |
8,64 |
O2(k) |
0 |
29,36 |
CO2(k) |
-393,51 |
37,13 |
Tính hiệu ứng nhiệt ở 250C và 3000C.
4. Căn cứ vào năng lượng liên kết:
Liên kết |
C≡C |
C-C |
C-Cl |
Cl-Cl |
Năng lượng liên kết(kJ/mol) |
812 |
347 |
339 |
242,7 |
Tính biến thiên entanpi tiêu chuẩn của phản ứng sau:
C2H2(k) + 2Cl2(k) → C2H2Cl4(k)
5. Tính entanpi của phản ứng: 3H2(k) + N2(k) → 2NH3(k) ở 400K
Biết (NH3) = -46,2 kJ/mol và trong khoảng nhiệt độ từ 250K – 450K nhiệt dung mol đẳng áp của các chất như sau:
Cp(H2) = 2,91 + 0,002T J/K.mol
Cp(N2) = 27,1 + 0,006T J/K.mol
Cp(NH3) = 25,5 + 0,032T J/K.mol
6. Ở 250C phản ứng: 2H2(k) + O2(k) → 2H2O(h) tỏa ra một nhiệt lượng là 483,66 kJ, trong điều kiện áp suất riêng phần mỗi khí bằng 1atm và phản ứng thực hiện ở P= const. Nhiệt bay hơi của nước lỏng ở 250C và 1atm là 44 kJ/mol. Tính ∆H0 s của hơi nước và nước lỏng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: