6.1 Mục đích
Điều chế dung dịch keo Fe(OH)3. Xác định ngưỡng keo tụ của dung dịch này với chất điện li Na2SO4.
6.2 Cơ sở lý thuyết
- Hạt keo là hạt có kích thước nằm giữa hạt vĩ mô và hạt vi mô.Vì vậy, ta có thể điều chế dung dịch keo bằng cách ngưng tụ từ dung dịch thực hoặc phân tán từ hệ phân tán thô.
- Phương pháp ngưng tụ: tập hợp các hạt có kích thước nhỏ thành hạt có kích thước lớn như hạt keo. Có thể làm bằng phản ứng hóa học hoặc thay thế dung môi…
- Phương pháp phân tán: dùng năng lượng cơ, điện, chất điện li…để phân tán các hạt lớn về kích thước hạt keo.
Ví dụ: Điều chế keo AgI bằng phương pháp ngưng tụ:
+ Keo âm: dùng pipet cho vào bình nón 20ml dung dịch KI 0,05N. Từ buret cho từng giọt AgNO3 0,05N vừa thêm vừa lắc cho đến hết khoảng 18- 20ml AgNO3 0,05N, ta được hạt keo âm có cấu tạo:
[mAgI.nI (n-x)K+]x- .xK+
+ Keo dương: cho vào bình nón 20ml dung dịch AgNO3 0,05N. Từ buret cho từng giọt KI 0,05N vừa thêm vừa lắc cho đến hết khoảng 15- 18ml KI, ta được hạt keo dương có cấu tạo:
[mAgI.nAg (n-x)NO3-].xNO3-
Chú ý: thử dấu của keo bằng cách lấy 1 mảnh giấy lọc, một đầu nhúng vào dung dịch keo. Vì giấy lọc làm từ xenlulo khi thấm nước sẽ tích điện âm. Nếu hạt keo tích điện âm thì nó sẽ theo mao quản của giấy lọc mà lan đi xa. Nếu hạt keo tích điện dương thì nó bị giữ lại ở đầu chỗ nhúng của giấy lọc.
6.3 Thực nghiệm
6.3.1 Dụng cụ và hóa chất
a. Dụng cụ
- Đèn cồn :1 cái
- Cốc chịu nhiệt 250ml :1 cái
- Pipet 1 ml : 1 cái (hút Na2SO4 0,002M)
- Pipet 2 ml : 1 cái (hút dd keo Fe(OH)3)
- Pipet 10ml : 2 cái (hút nước cất và Fe(OH)3)
- Ống nghiệm :12 cái
- Kiềng sắt + lưới Amiang :1 bộ
b. Hóa chất
- Dung dịch FeCl3 10%
- Dung dịch Na2SO4 0,002M
- Nước cất
6.3.2 Cách tiến hành thí nghiệm
* Điều chế dung dịch keo Fe(OH)3:
- Cho 95ml nước cất vào cốc chịu nhiệt 250ml đun sôi trên đèn cồn.
- Dùng pipet hút chính xác 5ml dung dịch FeCl3 10% rồi nhỏ từng giọt vào cốc nước đang sôi cho đến hết.
- Đun sôi tiếp 5 phút rồi lấy ra để nguội bằng nhiệt độ phòng ta được dung dịch keo Fe(OH)3.
Xác định ngưỡng keo tụ:
Ống |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
H2O (ml) |
9.0 |
8.9 |
8.8 |
8.7 |
8.6 |
8.5 |
8.4 |
8.3 |
8.2 |
8.1 |
Na2SO4 (ml) |
0.0 |
0.1 |
0.2 |
0.3 |
0.4 |
0.5 |
0.6 |
0.7 |
0.8 |
0.9 |
Fe(OH)3(ml) |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
Hiện tượng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng mỗi ống là 10ml
Quan sát ống nào đục (keo tụ) đánh dấu (+), ống nào trong đánh dấu (-).
Lấy ống đục đầu tiên để tính kết quả theo công thức: a = V1.[Na2SO4].1000/V2
Trong đó: V1 là thể tích của dung dịch Na2SO4
V2 là thể tích dung dịch keo
là ngưỡng keo tụ (mmol/l)
6.3.3. Tính toán kết quả thí nghiệm
6.4. Câu hỏi kiểm tra
1) Dung dịch keo là gì? Có mấy cách điều chế dung dịch keo?
2) Viết cấu tạo hạt keo dương AgI và hạt keo âm H2SiO3?
3) Ngưỡng keo tụ là gì? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào?
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: