1. Hàm nào sau đây không phải là hàm trạng thái:
A. H (entanpy)
B. U (nộinăng)
C. G (entanpytựdo)
D. q (nhiệt)
2. Biểu thức nào sau đây mô tả nhiệt tham gia trong một phản ứng hóa học khi phản ứng thực hiện ở điều kiện thể tích không đổi?
A. Qv= ∆H
B. Qv= ∆nRT
C. Qv= Qp+ ∆nRT
D. Qv= ∆U
3. Quá trình nào sau đây là quá trình tỏa nhiệt:
(1) Khí thiên nhiên bị đốt cháy
(2) Khí O2 và N2 hòa trộn vào nhau
(3) Nước chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng
(4) Phản ứng trung hòa của hai dung dịch NaOH và HCl
4. Dự đoán tính tự phát của một phản ứng dựa vào dấu của ∆H và ∆S (đối với hệ):
A. ∆H âm, ∆S dương B. ∆H dương, ∆S âm
C. ∆H âm, ∆S âm D. ∆H dương, ∆S dương
5. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Một phản ứng tự phát luôn luôn là một phản ứng xảy ra nhanh
B. Một phản ứng tự phát luôn luôn là một phản ứng xảy ra chậm
C. Một phản ứng tự phát không nhất thiết có liên quan đến tốc độ của một phản ứng
D. Một phản ứng tự phát luôn luôn cần cung cấp cho nó một năng lượng để nó xảy ra
6. Xác định dấu của ∆Shệ đối với từng quá trình:
(1) Sự sôi của nước (2) Sự đông đặc của nước
(3) Sự hình thành sương
A. ∆S(1) > 0; ∆S(2) < 0; ∆S(3) < 0 B. ∆S(1) > 0; ∆S(2) > 0; ∆S(3) < 0
C. ∆S(1) > 0; ∆S(2) < 0; ∆S(3) > 0 D. ∆S(1) > 0; ∆S(2) > 0; ∆S(3) > 0
7. Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và còn lại sau khi kết thúc phản ứng
B. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận mà không làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
C. Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
D. Chất xúc tác có tính chọn lọc
8. Đối với hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
A. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận
B. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch
C. Làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch như nhau
D. Không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và tốc độ phản ứng nghịch
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: