Nguyên tắc
Kết tủa trong dung dịch có tính chất hấp phụ các ion trên bề mặt của nó, nhất là các ion có trong thành phần kết tủa. Ví dụ, khi định phân Cl- bằng AgNO3, trước điểm tương đương, khi Cl- trong dung dịch còn thừa thì Cl- bị hấp phụ trên bề mặt AgCl, làm cho bề mặt kết tủa mang điện tích âm. Sau điểm tương đương, khi thừa 1 giọt AgNO3, kết tủa hấp phụ Ag+ và trên bề mặt kết tủa mang điện tích dương.
Một số thuốc nhuộm hữu cơ khi hấp phụ trên bề mặt kết tủa thì thay đổi màu rất rõ ràng. Ví dụ: fluoretxein là chất thuốc nhuộm hữu cơ, anion của nó có màu xám lục. Khi chưa đến điểm tương đương, bề mặt AgCl mang điện âm nên không hấp phụ anion fluritxein, dung dịch có màu xanh lục. Sau điểm tương đương, khi thừa 1 giọt AgNO3, bề mặt kết tủa AgCl mang điện dương, anion của chỉ thị bị hấp phụ trên bề mặt kết tủa của nó có màu hồng.
{[(AgCl)n].Ag}+.NO3- + Ind- {[(AgCl)n].Ag}+.Ind- + NO3-
Màu trắng màu hồng
Chỉ thị fluritxein chỉ dùng trong môi trường trung tính vì trong môi trường axit làm giảm sự phân li của chỉ thị thành anion
Cách tiến hành
Dùng pipet hút 10ml dung dịch phân tích NaCl cho vào bình nón. Thêm 5÷10 giọt chỉ thị fluritxein 0,1% trong rượu 70% rồi chuẩn độ bằng dung dịch AgNO3 0,1N. Lắc đều, khi gần kết thúc chuẩn độ (cách độ 1 ml trước khi đạt đến điểm tương đương) thì thêm từng giọt dung dịch AgNO3 lắc rất mạnh cho tới khi khối lượng dung dịch chuyển sang màu hồng thì ngưng chuẩn độ. Ghi thể tích AgNO3đã dùng. Lặp lại thí nghiệm 2÷3 lần rồi lấy kết quả trung bình. Tính hàm lượng % của Cl- trong mẫu. So sánh với các kết quả thu được trong thí nghiệm ở trên.
Đối với Br- và I- cũng tiến hành tương tự. Nếu chuẩn độ trong môi trường axit thì dùng eosin tốt hơn vì nó là axit mạnh hơn
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: