Dùng để chuẩn độ dung dịch AgNO3 bằng dung dịch NH4CNS chuẩn với chỉ thị Fe3+ dạng phèn FeNH4(SO4)2.12H2O nồng độ 1M. Khi chuẩn độ thường dùng 1 – 2 ml dung dịch phèn sắt trên 100 ml hỗn hợp chuẩn độ.
* Quá trình chuẩn độ như sau:
- Nhỏ dần dung dịch chuẩn NH4CNS vào dung dịch AgNO3 có chứa chỉ thị Fe3+, phản ứng sẽ là:
Ag+ + CNS- AgCNS↓
- Ở gần điểm tương đương hay tại điểm tương đương khi ta nhỏ giọt cuối cùng thấy dung dịch nhuộm màu đỏ hồng ta sẽ kết thúc chuẩn độ vì lúc đó:
Fe3+ + 3CNS- Fe(CNS)3 (đỏ)
Hay ở dạng đơn giản: Fe3+ + CNS- FeCNS2+
Bước nhảy pCNS = 8 – 4 và điểm tương đương pCNS = pAg = 6. Qua tính toán người ta thấy rằng nếu kết thúc chuẩn độ trong khoảng bước nhảy trên thì phải thêm FeNH4(SO4)2 một lượng như thế nào vào dung dịch AgNO3 để nồng độ Fe3+ ban đầu Co thỏa mãn điều kiện: 3,16.10-4 ≤ Co ≤ 3,16.
Ứng dụng quan trọng của phương pháp này là có thể chuẩn độ ngược các halogenua X- (I-, Br-, Cl-). Nguyên tắc của phép chuẩn độ ngược như sau: cho ion halogenua X- tác dụng với một lượng dư dung dịch chuẩn AgNO3 (đã biết chính xác):
X- + Ag+ (dư) AgX + Ag+ (còn lại)
Sau đó chuẩn độ lượng Ag+ còn lại bằng dung dịch chuẩn NH4CNS theo phương pháp Vonha trực tiếp. Từ lượng Ag+ ban đầu và lượng Ag+ còn lại ta biết được lượng Ag+ tác dụng với lượng X-, do đó tính được lượng halogenua X-.
Chú ý:
Trong số các halogenua thì chuẩn độ ngược Br- và I- thuận lợi và chính xác hơn còn chuẩn độ ngược Cl- khó khăn hơn, vì độ tan của kết tủa AgCl (TAgCl = 10-10) lớn hơn độ tan của AgCNS (TAgCNS = 10-12) nên khi chuẩn độ lượng thừa Ag+ còn lại đáng lẽ ở gần hay tại điểm tương đương, một giọt dung dịch cuối cùng NH4CNS do CNS- kết hợp Ag+ của kết tủa AgCl tan phân li ra. Vì vậy kết quả phân tích sẽ sai đi.
AgCl Ag+ + Cl-
Ag+ + CNS- AgCNS
Muốn chuẩn độ ngược Cl- theo phương pháp trên đạt kết quả tốt có thể dùng một trong hai biện pháp sau:
- Lọc kết tủa AgCl tách ra khỏi dung dịch trước khi chuẩn độ lượng Ag+ thừa còn lại.
- Hoặc cho thêm một ít dung môi hữu cơ thích hợp như: nitro benzen để làm chậm quá trình phân li của AgCl, ngăn cản AgCl tiếp xúc với SCN-.
* Ưu điểm của phương pháp
- Có thể chuẩn độ trong môi trường axit vì AgCNS không tan trong axit do đó có thể dùng phương pháp này để xác định lượng Ag trong hợp kim khi phá mẫu bằng axit mạnh.
- Ba2+, Pb2+ không làm cản trở trong phương pháp này.
- Các ion cản trở: muối của thủy ngân (I) tạo kết tủa với CNS-, các chất oxy hóa sẽ oxy hóa CNS-, chất có khả năng tạo phức bền với Fe3+ như F-, PO43-.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: