Mặc dù chưa có một hội thảo chính thức để đánh giá các kết quả đạt được và chưa đạt được trong việc áp dụng chương trình Toán cao cấp A theo hướng tiếp cận Calculus của tác giả Jame Stewart, nhưng ở đây tôi vẫn xin phép được trình bày quản điểm của mình sau hơn 7 năm nghiên cứu và áp dụng giảng dạy chương trình này vào trường Đại học Duy Tân.
1. Một số mặt tích cực đã đạt được:
- Cả thầy và trò tiếp cận khối kiến thức phép tính vi tích phân hàm số (một biến và nhiều biến) một cách nhẹ nhàng và đầy ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Nếu như để đánh giá điểm hấp dẫn nhất trong cuốn sách Calculus của Jame Stawart thì tôi cho rằng không gì khác là các bài toán mang ý nghĩa thực tiễn cao. Hầu hết, trước khi các kiến thức mang tính chất lý thuyết, tác giả luôn có các ví dụ và các bài toán dẫn nhập. Chính các ví dụ và các bài toán dẫn nhập này làm mềm hoá tính cứng nhắc và khô khan của các kiến thức được đưa ra. Bên cạnh đó là một điểm nhấn cho tầm quan trọng cũng như nguồn góc của hệ thống lý thuyết chuẩn bị được đưa ra. Xen lẫn giữa các nội dung lý thuyết là hệ thống ví dụ hết sức phong phú và mạng nạng tính thực tiễn, không ít các ví dụ này là các công trình khoa học liên quan đến các lĩnh vực kinh tế và kỹ thuật trên thế giới. Hệ thống bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó và không đi xa các ví dụ đã được trình bày.
- Hệ thống các kiến thức được đưa ra khá đầy đủ và được sắp xếp một cách logic, hoàn toàn phù hợp với các khối ngành kỷ thuật - không chuyên toán. Mặc dù được tinh giảm các kỹ thuật toán học, nhưng cuốn sách hầu như không bỏ sót bất kỳ khối kiến thức nào. Không trình bày các chứng minh phức tạp nhưng các chứng minh lại được minh hoạ một cách trực gia để, thông qua đó, người đọc có thể ghi nhớ được kiến thức cần nhớ.
- Các ứng dụng mang tính dự án sau mỗi chương là vô cùng lý thú. Người học có thể thực hành ngay năng lực nghiên cứu của mình trong các đề án này. Mỗi đề án mang tính ứng dụng cao và thực tế là có thể mang nó ra ứng dụng ngay vào thực tiễn.
Nói tóp lại, về tính hấp dẫn và hợp lý cho sinh viên khối ngành kỹ thuật đối với cuốn sách thì không còn gì để bàn thêm.
2. Một số mặt hạn chế trong việc áp dụng vào chương trìn giảng dạy ở trường.
- Khó khăn đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là rào cản về lối tư duy của thầy và trò người Việt. Hầu hết các Giảng viên được đào tạo chuyên toán với phương pháp đào tạo khá hàn lâm về lý thuyết. Chính vì vậy mà không ít các giảng phiên đã phản ứng ngược lại với phương pháp tiếp cận kiến thức toán một cách đơn giản và mang tính ứng dụng. Khối kiến thức Calculus, đặc biệt là Calculus 1 hầu như trung chương mục với chương trình toán phổ thông đã học, chính vì vậy mà việc xem thường môn calculus 1 đã trở thành một rào cản lớn trong việc tiếp thu kiến thức mang tính ứng dụng của cuốn sách.
- Năng lực tự nghiên cứu và phương pháp đào tạo hướng đến người học cũng gây ra không ít khó khăn cho việc ứng dụng cuốn sách vào chương trình đào tạo. Với hàm lượng kiến thức không nhỏ, được giảng dạy trong một thời lượng không dài, không có một giảng viên nào có thể chuyển hết được nội dung kiến thức của cuốn sách cho sinh viên. Điều đó có nghĩa yếu tố tự nghiên cứu góp phần quyết định chất lượng của việc đào tạo. Tuy nhiên, năng lực tự nghiên cứu của người học phụ thuộc không nhỏ từ năng lực hướng dẫn tự nghiên cứu của người dạy. Hầu hết người dạy cũng được đào tạo theo hướng thụ động, việc lọc cũng như lựa chọn các khối kiến thức giảng dạy, có định hướng nghiên cứu, tự nghiên cứu là một khó khăn không nhỏ đối với đội ngũ giảng viên. Một khi người thầy chưa chia nhỏ được các nội dung cho các hình thức học thì người học sẽ rơi vào tình trạng mất kiếm soát nội dung môn học.
Trên đây là một số nhận đính mang tính chủ quan của bản thân tôi. Tôi cũng hy vọng là các bạn đọc và quý đồng nghiệp cũng chia sẻ để chúng ta cùng tìm ra những hạn chế và hướng khắc phục các hạn chế cho việc áp dụng chương trình tiên tiến cho của các nước trên thế giới!
TS. Đặng Văn Cường
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: