1. Hiệu ứng Auger: Khi mộ electron năm ở lớp vỏ trong (lớp K) của một nguyên tử được lấy ra, một electron liên kết có năng lượng nhỏ hơn có thể nhảy vào lấp chổ trống do elctron vừa lấy đi, làm phát xạ một photon. Nếu quá trình xảy ra nhưng không phát xạ photon mà trong khi lớp có năng lượng cao hơn được ion hóa do mất electron. Quá trình này được gọi là hiệu ứng Auger và electron nhảy vào đó gọi là electron Auger.
2. Hiệu ứng Zeeman dị thường: Khi nguyên tử bị kích thích đặt trong từ trường ngoài. Phổ phát xạ trong quá trình khử kích thích tách thành 3 vạch phổ cách đều nhau. Đó là hiệu ứng Zeeman dị thường. Sự tách vạch được hiểu dựa trên lý thuyết Lorentz cổ điển. Tuy nhiên, người ta đã phát hiện ra số vạch tách của vạch phổ khác nhiều, thường lớn hơn 3. Sự tách vạch phổ như thế chưa thể giải thích cho đến khi xuất hiện khái niệm spin electron. Trong lý thuyết hiện đại, cả hai hiệu ứng đó có thể dễ dàng hiểu được. Khi một nguyên tử đặt trong từ trường yếu, do tương tác giữa momen lưỡng cực của cả nguyên tử với trường ngoài nên 2 mức năng lượng ban đầu và cuối cùng được tách ra một vài thành phần. Những dịch chuyển quang học giữa 2 trạng thái đa bội làm tăng thêm số vạch.
3. Các quy tắc Hund cho các mức nguyên tử:
- Nếu cấu hình điện tử có nhiều hơn một ký hiệu phổ, cấu hình với spin toàn phần cực đại S có năng lượng thấp nhất..
- Nếu spin toàn phần cực đại S tương ứng với một vài ký hiệu thì cấu hình với L cực đại có năng lượng thấp nhất.
- Nếu lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử nhỏ hơn một nữa đầy, ký hiệu phổ với momen động lượng toàn phần J cực tiểu có năng lượng thấp nhât. Nếu số electron của lớp vỏ này lớn hơn một nửa đầy ký hiệu phổ với J cực đại có năng lượng thấp nhất. Quy tắc này chỉ áp dụng cho liên kết LS.
Phước Thể.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: