Laura Bassi là cái tên ít người biết tới, nhưng bà là một trong những ngôi sao tỏa sáng của nền vật lí Italy thế kỉ 18 – và có thể được xem là người phụ nữ đầu tiên theo đuổi một sự nghiệp khoa học chuyên nghiệp.
Laura Bassi là cái tên ít người biết tới, nhưng bà là một trong những ngôi sao tỏa sáng của nền vật lí Italy thế kỉ 18 – và có thể được xem là người phụ nữ đầu tiên theo đuổi một sự nghiệp khoa học chuyên nghiệp.
Hai trăm năm trước khi Marie Curie nhận Giải Nobel Hóa học, một trong những tiền bối lỗi lạc của bà, nhà vật lí Laura Bassi (1711–78), đã chào đời tại thành phố Bologna. Là một người đương thời của nhà vật lí toán người Pháp Émilie du Châtelet, Bassi được biết tới là một giáo viên và một nhà thực nghiệm. Sự nghiệp lâu năm, có nhiều thành tựu của bà còn trùng với giai đoạn vật lí thực nghiệm phát triển thành một ngành học riêng. Giống như Châtelet, Bassi được biết tới trên toàn cõi châu Âu, và xa xôi đến tận nước Mĩ, là người phụ nữ am hiểu Newton. Tuy nhiên, danh vọng chính thống mà bà nhận được đã khiến bà thành nhà khoa học nữ tiêu biểu của thời đại của bà. Là người tốt nghiệp đại học, là giáo sư được trả lương và là viện sĩ hàn lâm, Bassi có lẽ là người phụ nữ đầu tiên từng ghi danh vào lịch sử với một sự nghiệp khoa học đầy bản lĩnh.
Trong quãng đời sự nghiệp dài hạn và sôi nổi của mình, Bassi có trong tay vô số danh hiệu giáo sư và viện sĩ hàn lâm, bắt đầu với chức danh được bổ nhiệm là giáo sư “triết học phổ thông” tại trường Đại học Bologna vào tháng 12 năm 1732. Sau đó, bà giảng dạy vật lí thực nghiệm cho trường Collegio Montalto (1766–78) – một trường nội trú dành cho sinh viên nhận học bổng từ Marches đến học làm giáo sĩ ở Bologna – và rồi bà được ngồi vào chiếc ghế danh giá trong khoa vật lí thực nghiệm thuộc Viện Bologna vào năm 1776, biến bà thành một trong những người dạy vật lí giỏi nhất thuộc thế hệ của bà.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: