Nội dung bài này nói về sự phát triển của bảng hệ thống tuần hoàn, công lao của các nhà hóa học trong việc xây dựng nên bảng hệ thống tuần hoàn như ngày nay.
Trước những năm 1700, số lượng nguyên tố được biết tương đối nhỏ, bao gồm các kim loại đã được dùng để đúc tiền, làm trang sức, vũ khí. Đầu những năm 1700 đến giữa những năm 1800, các nhà khoa học phát hiện ra hơn 50 nguyên tố mới. Nỗ lực đầu tiên sắp xếp những nguyên tố này theo sự giống nhau về tính chất của chúng được thực hiện bởi nhà hóa học người Đức Johann Dobereiner (780-1849), người đã nhóm các nguyên tố với tính chất tương tự nhau thành bộ ba: ba nguyên tố với tính chất tương tự nhau. Ví dụ: ông đã xây dựng một bộ ba kim loại barium, calcium, trontium, ba kim loại này hoạt động khá mạnh. Khoảng 50 năm sau, nhà hóa học người Anh John Newlands (1837-1898) đã tổ chức các nguyên tố thành các nhóm tám, tương tự các nốt nhạc. Khi sắp xếp như thế này, những tính chất của nguyên tố thứ 8 thì giống nhau, giống như mỗi nốt thứ 8 trong âm nhạc thì tương tự nhau. Newlands đã chịu một số lời chế nhạo cho việc vẽ nên phép tương tự giữa hóa học và âm nhạc.
Bảng hệ thống tuần hoàn hoàn thiện hơn nhờ công của nhà hóa học người Nga Dmitri Mendeleev (1834-1907), mặc dù sự sắp xếp tương tự đã được đề nghị bởi nhà hóa học người Đức Julius Lothar Meyer (1830-1895). Bảng hệ thống tuần hoàn của Mendeleev dựa trên định luật tuần hoàn, nó nói rằng các nguyên tố được sắp xếp theo trật tự tăng dần khối lượng, một số tính chất nhất định được lặp lại có chu kì. Mendeleev sắp xếp các nguyên tố theo cách khối lượng tăng dần từ trái sang phải và các nguyên tố với tính chất tương tự nhau rơi vào một cột. Cách sắp xếp của Mendeleev đã thành công lớn, cho phép ông dự đoán sự tồn tại và tính chất của những nguyên tố vẫn chưa được phát hiện.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: