Nguyên nhân gây ra tính bazơ của các amin là do trên nguyên tử N còn một cặp e hóa trị chưa liên kết nên có thể nhường cho proton H+
Mọi yếu tố làm tăng độ linh động của cặp e tự do sẽ làm cho tính bazơ tăng và ngược lại.
+ Nếu R là gốc đẩy e sẽ làm tăng mật độ e trên N =>tính bazơ tăng.
+ Nếu R là gốc hút e sẽ làm giảm mật độ e trên N =>tính bazơ giảm
+ Amin bậc 3 khó kết hợp với proton H+ do sự án ngữ không gian của nhiều nhóm R đã cản trở sự tấn công của H+ vào nguyên tử N
=> nên trong dung môi H2O (phân cực) nếu cùng số cacbon thì amin b3< amin b1 < amin b2
CHÚ Ý: RONa > NaOH, KOH .... với R LÀ gốc hidrocacbon no ( CH3ONa, C2H5ONa .....)
VD1: Cho các chất: (C6H5)2NH , NH3, (CH3)2NH ;C6H5NH2. Trật tự tăng dần tính bazơ (theo chiều từ trái qua
phải) của 5 chất trên là
A. (C6H5)2NH , C6H5NH2; NH3, (CH3)2NH ; B. (CH3)2NH ; (C6H5)2NH , NH3, ;C6H5NH2
C. C6H5NH2; (C6H5)2NH , NH3, (CH3)2NH D. NH3 ; (C6H5)2NH , C6H5NH2, (CH3)2NH
Đáp án là A.
VD2: Cho các chất sau : p-NO2C6H4NH2 (1), p-ClC6H5NH2 (2), p-CH3C6H5NH2(3).
Tính bazơ tăng dần theo dãy :
A. (1) < (2) < (3) B. (2) < (1) < (3) C. (1) < (3) < (2) D. (3) < (2) < (1)
Đáp án là A
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: