Trong nền kinh tế cạnh tranh, tổng lượng tiền mà khách hàng chi tiêu thực sự cho hàng hóa thường ít hơn tổng lượng tiền mà họ sẽ sẵn lòng chi tiêu. Hiệu giữa hai lượng này có thể được coi như là như là sự tiết kiệm được thực hiện bởi khách hàng và các nhà kinh tế gọi đó là thặng dự của khách hàng. Tức là;
Thặng dư của khách hàng = (Tổng lượng tiền mà khách hàng sẵn lòng chi tiêu ) – (Sự tiêu dùng thực sự của khách hàng).
Dựa vào thị trường người ta xác định giá trên đơn vị mà tại đó hàng hóa được bán. Khi biết được giá p0 thì phương trình nhu cầu p= D(q) xác định số đơn vị mà khách hàng sẽ mua. Sự chi tiêu thực tế cho q0 đơn vị hàng hóa tại mức giá p0 đô la trên đơn vị là p0q0 đô la. Thặng dư của khách hàng được xác định bằng cách trừ lượng này từ tổng lượng tiền mà khách hàng dự định chi tiêu để nhận q0 đơn vị hàng hóa.
Để cảm nhận tốt hơn về khái niệm thặng dự của khách hàng, xét lại ví dụ cặp mà họ sẵn sàng chi tiêu 500$ cho một cái tivi đầu tiên, và 300 $ cho cái thứ hai và 100 $ cho cái thứ 3. Giả sử giá ti vi trên thị trường là 300$ một cái. Sau đó cặp này chỉ mua 2 cái và tổng chi tiêu sẽ là 2 x 300=600$. Nó ít hơn 500$+300$ =800$, mà cặp đó sẵn sàng chi tiêu để nhận hai cái. Tiết kiệm 800$ - 600$ = 200$ là thặng dư của khách hàng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: