BÀI TẬP CHƯƠNG 2
Phần Lý thuyết
Câu 1: Nêu các giai đoạn cơ bản của một quy trình phân tích. Mục đích, ý nghĩa của từng giai đoạn đối với quá trình phân tích?
Câu 2: Phân biệt các loại nồng độ mol và nồng độ đương lượng.
Câu 3:Phát biểu nội dung của định luật đương lượng. Tại sao trong phân tích thể tích người ta thường sử dụng nồng độ đương lượng để tính kết quả thay vì dùng nồng độ mol?
Câu 4: Phân biệt các loại nồng độ: P%(w/w), P% (w/v) và P% (v/v). Trong các loại nồng độ trên, loại nào không bị thay đổi theo nhiệt độ? (Giả thiết không có sự bay hơi của dung môi)
Câu 5: Chất gốc là gì? Các yêu cầu đối với chất gốc?
Câu 6: Các chất nào sau đây không phải chất gốc?
NaOH; Na2CO3.10H2O; H2C2O4.2H2O; KMnO4; AgNO3; K2Cr2O7; I2;
Fe(NH4)2SO4.6H2O; Na2S2O3.5H2O; Na2B4O7.10H2O; NH4OH đặc; HCl đặc
Giải thích.
Câu 7 : Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích thể tích.
Câu 8: Phân biệt các khái niệm: điểm tương đương và điểm cuối của phép chuẩn độ.
Câu 9: Các phương pháp phát hiện điểm tương đương của phép chuẩn độ.
Câu 10 : Các yêu cầu đối với phản ứng chuẩn độ dùng trong phân tích thể tích.
Câu 11: Nêu nguyên tắc và điều kiện áp dụng của các cách chuẩn độ trong phân tích thể tích.
Câu 12: Đường chuẩn độ là gì? Thế nào là bước nhảy của đường chuẩn độ?
Câu 13:Nguyên tắc chung của phương pháp phân tích khối lượng
Câu 14: Phân loại các phương pháp phân tích khối lượng
Câu 15: Các giai đoạn cơ bản của một quy trình phân tích khối lượng theo lối kết tủa.
Câu 16: So sánh ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của phương pháp phân tích khối lượng và phân tích thể tích
.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: