Hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) được dùng với mục đích phòng trừ các loại dịch hại, bảo vệ cây trồng nhưng việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách HCBVTV sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các nước đều có quy định mức giới hạn tồn dư tối đa (MRL) của HCBVTV trên nhiều đối tượng khác nhau. Dược liệu cũng là nhóm sản phẩm chứa đựng nguy cơ bị nhiễm HCBVTV nhưng nhiều HCBVTV vẫn chưa có MRL trên các loại dược liệu. Hiện nay, nồng độ 0,01 mg/kg được xem là giá trị MRL chung của những HCBVTV chưa có MRL. Đây là mức giới hạn khá thấp, đòi hỏi các phương pháp phân tích sử dụng phải đủ độ nhạy cần thiết.
Phân tích đa dư lượng HCBVTV thường gặp nhiều khó khăn do các HCBVTV có tính chất khác nhau về độ phân cực, tính bay hơi, khả năng hòa tan… Trước đây các phương pháp thường chỉ phân tích được từng nhóm HCBVTV. Năm 2003, Anastassiades và Lehotay lần đầu tiên giới thiệu phương pháp QuEChERS (viết tắt của Quick, Easy, Cheap, Effective, Rugged và Safe) để phân tích đồng thời nhiều nhóm HCBVTV trong rau quả. Năm 2010, phương pháp này đã được ứng dụng để phân tích HCBVTV trên một số loại dược liệu ở Hàn Quốc. Một số nghiên cứu khác cũng cho kết quả khả quan khi ứng dụng với dược liệu. Nghiên cứu này nhằm triển khai phương pháp QuEChERS trên dược liệu tươi và phân tích bằng LC-MS/MS.
Đối tượng nghiên cứu:
Dược liệu đã sử dụng để xây dựng phương pháp là mã đề và bồ công anh. Ứng dụng phương pháp trên một số dược liệu: hoắc hương, củ cọc, bồ công anh, mướp đắng, tía tô, kinh giới, mật quỷ…
Phương pháp nghiên cứu:
Xử lý mẫu. Khảo sát điều kiện LC-MS/MS. Khảo sát điều kiện tách chiết HCBVTV có trong dược liệu. Thẩm định phương pháp đã xây dựng. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng. Ứng dụng phân tích HCBVTV trong dược liệu.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: