Để xác định khối lượng cấu tử M có trong đối tượng phân tích X người ta tách hoàn toàn M ra khỏi các cấu tử khác dưới dạng một hợp chất hóa học có thành phần xác định, ví dụ MxAy. Dựa vào lượng cân của X và của MxAy mà tính khối lượng M hoặc hàm lượng % của M có trong đối tượng phân tích.
- Có thể tách cấu tử xác định dưới dạng hợp chất ít tan bằng phản ứng tạo kết tủa.
Ví dụ 1: định lượng sunfat bằng cách làm kết tủa dưới dạng BaSO4.
- Nếu cấu tử xác định dễ bay hơi hoặc có thể dễ dàng chuyển thành hợp chất dễ bay hơi ở những điều kiện thực nghiệm xác định thì có thể dùng phương pháp đuổi bằng cách đun nóng hoặc nung mẫu phân tích ở nhiệt độ cao và dựa vào khối lượng hụt đi khi xử lí phân tích mà suy ra hàm lượng cấu tử xác định trong đối tượng phân tích.
Ví dụ 2: để xác định nước kết tinh có trong bari clorua ngậm nước BaCl2.nH2O, người ta sấy mẫu ở nhiệt độ 120oC cho đến khi đuổi hết nước. Căn cứ vào độ hụt khối lượng của mẫu trước và sau khi sấy mà suy ra hàm lượng H2O trong BaCl2.nH2O.
- Cũng có thể giữ lại cấu tử xác định sau khi bị đuổi ra khỏi mẫu phân tích bằng một số chất hấp phụ thích hợp. Dựa vào độ tăng khối lượng của các chất hấp phụ sau thí nghiệm mà suy ra hàm lượng cấu tử xác định có trong mẫu phân tích.
Ví dụ 3: để định lượng cacbon, hiđro trong các chất hữu cơ người ta đốt cháy mẫu để chuyển cacbon thành cacbonic và hiđro thành nước, rồi cho hấp phụ chọn lọc để giữ lại CO2 và H2O, căn cứ vào khối lượng của chúng mà tính ra hàm lượng C, H trong mẫu.
Phương pháp phân tích khối lượng dựa trên phản ứng tạo kết tủa đóng vai trò quan trọng và có ứng dụng rộng rãi nhất.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: