Đặc điểm chung của phương pháp dicromat là dựa trên phản ứng oxy hóa của ion đicromat (Cr2O72-) trong môi trường axit.
Cr2O72- + 6e + 14H+ → 2Cr3+ + 7H2O
Thế oxy hóa của hệ Cr2O72/2Cr3+ cũng phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ của ion H+, K2CrO4 oxy hóa yếu hơn KMnO4. Phương pháp dicromat có một số ưu điểm sau:
- K2Cr2O7 dễ điều chế được tinh khiết, K2Cr2O7 là chất gốc nên dung dịch chuẩn K2Cr2O7 dễ điều chế, dễ bảo quản và bền lâu.
- Tiến hành chuẩn độ trong môi trường axit H2SO4, H3PO4, và cả HCl. Tuy vậy không được tiến hành chuẩn độ trong môi trường HCl ≥ 2M vì trong điều kiện đó, nồng độ Cl- rất lớn nên làm giảm thế của cặp Cl2/2Cl-, do đó Cr2O72- sẽ oxy hóa được một phần Cl- thành Cl2.
Sản phẩm của phản ứng khử Cr2O72- là ion Cr3+ có màu xanh. Ở điểm cuối của quá trình chuẩn độ không thể nhận ra được màu da cam do một giọt dung dịch K2Cr2O7 dư, do vậy để xác định điểm cuối của quá trình chuẩn độ ta phải dùng chất chỉ thị oxy hóa – khử. Chất chỉ thị thường dùng trong phương pháp đicromat là điphenylamin (có Eo = 0,76V), muối natri (hay bari) điphenylaminsunfonat (có Eo = 0,84V), chỉ thị này dễ tan trong nước hơn diphenylamin và sự đổi màu rõ rệt hơn (từ không màu sang màu tím đỏ). Cũng có thể dùng axit phenylantranilic (Eo = 1,08V dạng oxy hóa có màu tím, còn dạng khử không màu).
Kali dicromat có khả năng oxy hóa được nhiều chất vô cơ và hữu cơ: Fe(II), Mn(III), Ti(III), SO32-, [Fe(CN)6]4-, AsO33-, I-, rượu, hidroquinon, glixerin, axit ascobic, thioure …
Dưới đây là một vài phản ứng oxy hóa đặc trưng của dicromat dùng trong phân tích chuẩn độ.
* Oxy hóa hexaxianoferat (II):
Cr2O72- + 6[Fe(CN)6]4- + 14H+ → 2Cr3+ + 6[Fe(CN)6]3- + 7H2O
* Oxy hóa Fe (II):
Cr2O72- + 6Fe2+ + 14H+→ 2Cr3+ + 6[Fe(CN)6]3- + 7H2O
* Oxy hóa rượu metylic
Cr2O72- + CH3OH + 8H+ → 2Cr3+ + CO2 + 6H2O
* Oxy hóa hidroquinon:
Cr2O72- + C6H4(OH)2 + 12H+ → 2Cr3+ + C6H4O2 + 7H2O
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: