Những năm gần đây, một chủ đề được nhiều nhà kinh tế và cả những nhà Toán học quan tâm thảo luận là cái gọi là "Phân tích định lượng" trong các lĩnh vực kinh tế. Sắp tới còn có nguyên một sân chơi cho Thầy và Trò đối với lĩnh vực này, đó chính là "Olympic Kinh tế lượng" mà nó sẽ được khởi động trong năm 2016 này. Các bạn có thể tìm thấy thông tin chi tiết trong đường link http://www.hvtc.edu.vn/tabid/108/catid/34/id/21703. Sau một vài cuộc thảo luận với một số "nhà kinh tế", tôi muốn gửi một tản mạn nhỏ về vấn đề này.
Phải khẳng định rằng, yếu tố quan trọng nhất để các "nhà kinh tế" của chúng ta xem nhẹ kinh tế lượng đó chính là sự kém hiểu biết về lĩnh vực này - nói riêng và sự khiêm tốn về tri thức - nói chung. Chúng ta không thể sử dụng bất cứ môn học nào khác để thay thế cho môn Kinh tế lượng. Nếu sắp xếp một cách hợp lý thì các môn Xác suất thống kê; Nguyên lý thống kê; Kinh tế Vĩ mô; Kinh tế Vi mô; Các mô hình toán trong kinh tế (Các mô hình ra quyết định) đều là các môn điều kiện tiên quyết cho môn Kinh tế lượng. Kinh tế lượng là sự kết hợp kỳ diệu một cách tổng thể và logic của các lĩnh vực này.
Về vai trò của Kinh tế lượng cho các ngành kinh tế chắc khỏi phải bàn. Mục đích cuối cùng của các nghiên cứu kinh tế là đưa ra các quyết sách hay các chiến lược kinh tế tốt nhất. Vậy các căn cứ nào để chúng ta đưa ra các quyết sách hay chính sách đó? Điều này nếu không sử dụng Kinh tế lượng để phân tích và đưa ra quyết định chính sách thì các "nhà kinh tế" của chúng ta đang "chém gió". Đây cũng là yếu tố mà các trường Đại học phía Nam (Sài Gòn) không chấp nhận những luận văn hay luận án chỉ "chém gió" mà không dựa trên phân tích định lượng.
Tác giả chỉ tản mạn chừng đó thôi, phần còn lại để mọi người cùng bình luận.
Tác giả.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: