Hiệu ứng nhà kính là gì? Nó gây ra những ảnh hưởng gì? Tại sao lượng khí cacbonic tăng cao thì sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu trái đất?...
Trong bầu khí quyển của Trái Đất, lượng khí cacbonic CO2 chỉ chiếm một lượng nhỏ, 0,03% (tương đương với 1400 tỉ tấn) nhưng có một vai trò rất to lớn. Năng lượng bức xạ mặt trời rọi xuống Trái Đất một phần được bề mặt Trái Đất hấp thụ, một phần phản xạ trở lại bầu khí quyển. Một điểm đặc biệt là các vật thể trên Trái Đất (cả hữu cơ và vô cơ) khi nhiệt độ của vật cao hơn không độ tuyệt đối thì nó sẽ bức xạ năng lượng. Gần đúng thì năng lượng này tỉ lệ với lũy thừa bậc bốn của nhiệt độ tuyệt đối. Con người và nhiều loài sinh vật bức xạ năng lượng điện từ có bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại. Một phép tính đơn giản chỉ ra rắng. Nếu lấy nhiệt độ trung bình của cơ thể người là 37 độ C (310 độ tuyệt đối), diện tích da người là 2 m2 thì mỗi ngày phần năng lượng bức xạ vào không gian của toàn bộ dân số thế giới (khoảng 7 tỉ người) gấp 10 lần lượng điện mà nhà máy thủy điện Hòa Bình phát ra trong một năm (khoảng J hay 17 tỉ kWh ). Do cấu trúc của phân tử cacbonic, nó cho phép ánh sáng nhìn thấy đi qua dễ dàng nhưng lại hấp thu mạnh ánh sáng hồng ngoại và do đó làm cho bầu khí quyển nóng lên, ta gọi hiệu ứng này là hiệu ứng nhà kính. Chính nhờ hiện tượng này nên làm cho nhiệt độ trung bình trên toàn địa cầu là 17 độ C thay vì là -23 độ C nếu không có bầu khí quyển. Nếu lượng khí cacbonic tăng lên thì nhiệt độ trên Trái Đất cũng tăng theo (trên khí quyển sao Kim, lượng khí cacbonic chiếm tới 97% lượng khí quyển thành ra nhiệt độ bề mặt sao Kim cao gần tới 5 lần nhiệt độ nước sôi).
Hàng ngày hoạt động của con người, kể cả các nhà máy, thải ra khoảng 14 tỉ tấn cacbonic. Một nửa trong số đó hòa tan vào bầu khí quyển. Một phần hòa tan vào nước biển và phần được cây cối hấp thụ. Kể từ thời kì bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp năm 1895, lượng khí cacbonic trong bầu khí quyển đã không ngừng tăng lên, đến nay nó đã tăng hớn 30% so với thời kì trước đó và tiếp tục tăng với tốc độ 0,5% mỗi năm. Điều này đã làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng hơn 0,6 độ C trong 100 năm qua. Mặc dù tăng chưa tới một độ nhưng đã gây ra những biến đổi cực kì to lớn về khí hậu trên Trái Đất. Có thể kể ra đây một số dẫn chứng:
+ Hạn hán kéo dài ở Pháp năm 2003 làm chết hơn 10 nghìn người cao tuổi.
+ Sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 làm chết hơn 200 nghìn người.
+ Bão Katrina tàn phá thành phố New Orlean (Mĩ) năm 2005 làm chết hơn 1000 người.
+ Sóng thần ở Nhật Bản năm 2011 làm chết hơn 15 nghìn người.
+ Bão Haiyan (Hải Yến) ở Philippines năm 2013 làm chết hơn 1200 người.
Dự báo trong 200 năm tới nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm từ 2 đến 5 độ C. Điều này sẽ làm cho băng ở hai cực tan ra làm cho mực nước biển dâng lên, gây lụt lội kinh hoàng ở các vùng duyên hải và nhấn chìm nhiều hòn đảo, ví dụ như quần đảo Maldives. Mưa lớn gây ngập lụt sẽ diễn ra thường xuyên ở Ấn Độ và Indonesia. Các đợt hạn hán sẽ hoành hành ở Nam Phi và lưu vực Địa Trung Hải. Vì thế, kiểm soát lượng khí thải, giảm thất thoát tài nguyên rừng là mục tiêu mà các nền công nghiệp phát triển hướng đến vào năm 2015.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: